NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
3.3.3 Thành lập các tổ chức giám sát tuân thủ đạo đức nghể nghiệp
Để bảo đảm các quy định đạo đức nghề nghiệp được áp dụng trong thực tế, cần thành lập các tổ chức với nhiệm vụ chuyên biệt trong giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi, hiệu quả của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và các văn bản pháp lý có liên quan. Một số các tổ chức có thể thành lập như:
a. Ủy ban Đạo đức nghề nghiệp (thuộc VACPA)
Để hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cần thành lập một Ủy ban phụ trách về đạo đức nghề nghiệp, nhiệm vụ của Ủy ban là:
• Ban hành hướng dẫn chi tiết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
• Xem xét các quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề phát sinh trong thực tế và các thay đổi của thế giới, để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm cập nhật hay hiệu đính các chuẩn mực của Việt Nam.
Do nhiều nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không phải là vấn đề của pháp luật, vì vậy việc ban hành và giám sát không nên giao phó cho các cơ quan chức năng mà nên giao phó cho VACPA đảm nhận. Nhưng trong giai đoạn đầu, Ủy
ban này nên là bộ phận tư vấn cho Bộ tài chính để hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Khi VACPA đủ mạnh, vai trò cập nhật sửa đổi các quy định nên chuyển giao cho Hội nghề nghiệp và Ủy ban này sẽ trực thuộc VACPA.
b) Ủy ban Khen thưởng – Kỷ luật.
Để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật, cần thành lập Ủy ban phụ trách về kỷ luật. Nhiệm vụ của Ủy ban này là tạo ra kết nối giữa Bộ tư pháp và Hội nghề nghiệp và có các chức năng sau:
• Giám sát hoạt động nghề nghiệp.
• Giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập của kiểm toán viên.
• Tổ chức các chương trình kiểm soát định kỳ về chất lượng hoạt động kiểm toán.
• Xử lý kỷ luật kiểm toán viên.
Đối với Việt Nam, do Bộ tài chính đã giao cho VACPA hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế Ủy ban kỷ luật trực thuộc VACPA.
Ủy ban này có trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các trường hợp này có thể được phát hiện thông qua các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, Ủy ban này cũng sẽ mở các cuộc điều tra riêng nếu nhận được các thông tin về vấn đề được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn thông qua đơn khiếu nại hay các phương tiện thông tin đại chúng. Ủy ban Kỷ luật nên bao gồm các thành viên là những kiểm toán viên hành nghề và các thành viên khác tuy không phải là người hành nghề nhưng là những người nổi bật về tính trung thực.
Trong trường hợp có bằng chứng về sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Ủy ban sẽ đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vi phạm này và ấn định các biện pháp như:
•Nếu những vi phạm không trọng yếu, Ủy ban gửi một thư riêng chỉ rõ những hành động cần phải thực hiện để sửa sai cho kiểm toán viên có liên quan.
•Áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo (không cho hành nghề trong một khoảng thời gian nào đó) hay khai trừ khỏi VACPA đối với những sai phạm nghiêm trọng.
quyết của Ủy ban kỷ luật trên các tạp chí chuyên ngành hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong quá trình điều tra, công ty kiểm toán (nơi kiểm toán viên đăng kí hành nghề) cần áp dụng một trong các biện pháp đối với kiểm toán viên bị điều tra như sau:
•Không cho kiểm toán viên này tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng.
•Đình chỉ công việc đối với kiểm toán viên đang bị điều tra cho đến khi Ủy ban kỷ luật có kết luận chính thức.
•Cho thôi việc. Để cho Ủy ban kỷ luật có thể phát huy được vai trò của mình thi cần có sự hỗ trợ từ các văn bản pháp có liên quan về chế tài xử phạt đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Hiện tại thì Việt Nam mới chỉ có Nghị định 105/2004/NĐ- CP và Nghị định 85/2010/NĐ-CP có quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm của kiểm toán viên nhưng thực tế những quy định này chưa được chi tiết hóa thành các trường hợp cụ thể và mức độ xử phạt vẫn chưa đạt tạo được sự răng đe như mong muốn. Vì thế Bộ tài chính cần phối hợp với Hội nghề nghiệp để đưa ra những chế tài xử phạt phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập.
KẾT LUẬN
nhiều thành tựu quan trọng, một trong số đó là việc ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán vào năm 2011. Điều đó không chỉ cho thấy hệ thống luật pháp, chuẩn mực của kiểm toán nước ta đang ngày càng hoàn thiện mà còn thể hiện xu hướng quan tâm một cách nghiêm túc hơn tới vấn đề xây dựng và duy trì đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên của các cơ quan Nhà nước cũng như các công ty kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như các văn bản quy phạm khác có liên quan vẫn gặp rất nhiều khó khăn, còn tồn tại những hạn chế lớn có nguyên nhân từ nhiều phía: các cơ quan Nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán viên, các khách hàng kiểm toán,…Chắc chắn rằng trong thời gian tới, sẽ có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giúp nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho những người làm nghề kiểm toán, để họ, theo như lời của Ier-Khan-Sere, sẽ thực sự là “quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt cho hiện tại” và “người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.
Qua việc nghiên cứu các nội dung liên quan tới đề tài, em em đã thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích về đạo đức nghề nghiệp, cùng các văn bản pháp lý có liên quan đặc biệt là Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Luật Kiểm toán độc lập nhưng quan trọng hơn cả, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này đã giúp em ý thực được rằng: Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần rèn đức, luyện tài cho mình để sau này trở thành những kế toán viên, kiểm toán viên không chỉ có kiến thức nghiệp vụ vững vàng mà trên hết phải có được đức tính liêm chính, công bằng và khách quan trong mọi xét đoán nghề nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô Tạ Thu Trang, người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề án này!