NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
3.3.1 Hoàn thiện các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập.
với hoạt động kiểm toán độc lập.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là cơ sở lý luận, là nền tảng của hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, để có thể áp dụng vào thực tế, chuẩn mực cần đạt được các yêu cầu sau:
•Phải có kết cấu hợp lý, dễ hiểu.
•Phải có các hướng dẫn cụ thể để giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán dễ áp dụng.
•Phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người hành nghề và công chúng.
•Phải thường xuyên cập nhật các thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Nói cách khác, như đã phân tích, tuy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam đã tuân thủ phần lớn những nội dung của chuẩn mực quốc tế ban hành năm
2001, thế nhưng, chuẩn mực sẽ khoa học hơn nếu được tái cấu trúc, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung sau:
a. Về bố cục
Phần B: Áp dụng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán.
Về bố cục của chuẩn mực còn có một số hạn chế sau:
•Phần lớn nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã tập trung quá nhiều để trình bày về tính độc lập (gần 50% nội dung toàn chuẩn mực), trong khi các nguy cơ được trình bày trong phần này không phải chỉ ảnh hưởng đến tính độc lập mà còn liên quan đến nhiều nguyên tắc đạo đức khác.
•Không có đề mục riêng vì vậy rất khó theo dõi các nội dung trọng tâm.
•Những nội dung khác có liên quan đến người hành nghề và công ty kiểm toán và công ty kiểm toán chưa được chú trọng, ví dụ như giải quyết xung đột lợi ích, bổ nhiệm kiểm toán viên…
Chuẩn mưc đạo đức nghề nghiệp nên sửa lại theo bố cục sau: * Chuyển các nội dung sau vào “mục 200- Những vấn đề chung”:
•Cách tiếp cận nhận thức đối với tính độc lập
•Quan điểm quốc gia
•Thời kỳ hợp đồng
•Khả năng chuyên và trách nhiệm khi sử dụng chuyên gia không phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đề xuất trên căn cứ vào bố cục của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của quốc tế năm 2005 đã thay đổi như trên nhằm để nêu bật các nội dung quan trọng mà kiểm toán và công ty kiểm toán cần phải chú ý, như vấn đề bổ nhiệm kiểm toán viên, giải quyết xung lợi ích, phí và các thù lao, quảng cáo và giới thiệu, quà tặng và chiêu đãi, trông nom tài sản, tính khách quan và tính độc lập.
* Thêm nội dung giải quyết xung đột lợi ích
Chuẩn mực hiện hành tuy có đề cập đến chủ đề này nhưng nội dung khá sơ sài và được trình bày rải rác trong nhiều phần hành khác nhau. Trong khi đó, đây là vấn đề khá trọng yếu mà công ty kiểm toán cần phải quan tâm khi kí kết hợp đồng kiểm toán. Do vậy, nội dung này cần được bổ sung tương tự như chuẩn mực quốc tế 2005.
Mục này cần trình bày đầy đủ về việc chấp nhận các khách hàng mới, duyệt lại khách hàng cũ và các biện pháp bảo vệ. Có thể nói đây là một nội dung rất quan trọng và công ty kiểm toán cần phải chú ý nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
* Tách nội dung chi phí và các thù lao khác trong nguyên tắc độc lập kết hợp với phần dịch vụ tư vấn, hoa hồng để trình bày chung trong mục 240: Phí và các thù lao khác. Việc sắp xếp chung về phương pháp tính phí và hoa hồng trong một phần sẽ giúp trình bày đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc tính phí kiểm toán.
* Đối với một số nội dung hiện trình bày trong tính độc lập được tách thành các mục riêng, đó là các mục quà tặng và chiêu đãi (mục 260), trông nom tài sản (mục 270) và tính khách quan (mục 280). Bởi lẽ các nội dung này không chỉ ảnh hưởng đến các nguyên tắc khác như trung thực, khách quan, tư cách nghề nghiệp. Việc trình bày riêng còn nhằm giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lưu ý đến vấn đề trọng yếu.
Sau khi có các điều chỉnh nêu trên, nội dung còn lại của chuẩn mực hiện hành là tính độc lập (mục 290) sẽ có kết cấu ngắn gọn và giúp theo dõi dễ dàng hơn.
Tóm lại, để hợp lý hơn, đề nghị cần sắp xếp bố cục của chuẩn mực tương tự như chuẩn mực quốc tế năm 2005.
b. Về nội dung
Ngoài việc tái cấu trúc nên bổ sung một số nội dung mới trong chuẩn mực như sau:
* Giải quyết xung đột lợi ích
Như đã trình bày ở phần thực trạng, khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán thường gặp phải các loại xung đột lợi ích như: xung đột đối lập lợi ích, xung đột lợi ích do cạnh tranh, xung đột lợi ích kinh doanh.
Để đánh giá khả năng xảy ra xung đột lợi ích, công ty kiểm toán cần phải tiến hành đánh giá khách hàng, tìm hiểu về hoạt động khách hàng trước khi chấp nhận khách hàng.
Nếu xung đột lợi ích mà ảnh hưởng đến tính khách quan, bảo mật và tư cách nghề nghiệp mà không có biện pháp nào để có thể làm giảm thiểu nguy cơ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán nên từ chối ký kết hợp đồng.
nghề nghiệp và quy định mang tính pháp lý
Giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Nghị định 105 có một số nội dung khác biệt. Khi có sự khác biệt này sẽ cần có thứ tự ưu tiên áp dụng. Hiện tại nghị định 105 là văn bản pháp lý cao hơn nhưng để tạo ra tính hợp lý nên cần bổ sung điều sau vào cả hai văn bản: “Khi áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có thể nảy sinh một số khác biệt. Lúc này, nếu quy đinh của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không chặt chẽ bằng quy định pháp lý, cần tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Ngược lại, khi chuẩn mực đạo đức chặt chẽ hơn các quy định pháp lý, thì phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực.