Ban hành hướng dẫn chi tiết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC

3.3.2 Ban hành hướng dẫn chi tiết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Bộ tài chính nên giao trách nhiệm cho Hội nghề nghiệp kiểm toán viên hành nghề (VACPA) cụ thể là ủy ban đạo đức nghề nghiệp soạn thảo và ban hành các hướng dẫn chi tiết để giúp các công ty kiểm toán thiết lập chính sách đạo đức nghề nghiệp.

Để soạn thảo các hướng dẫn chi tiết, VACPA có thể tham khảo kinh nghiệm của Hoa Kỳ bao gồm 4 bậc: bậc 1: Nguyên tắc; bậc 2: Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; bậc 3: Các giải thích về đạo đức và bậc 4: Quy định về đạo đức.

Đề nghị hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp nên được soạn thảo chi tiết tương tự như bậc 3 và bậc 4 của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hoa Kỳ. Khi soạn thảo cần nghiên cứu các tình huống cụ thể có thể phát sinh trong thực tế nhằm giúp công ty kiểm toán hiểu được cần phải ứng xử thế nào để có thể bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp.

Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu để có thể ban hành đầy đủ các hướng dẫn, trước mắt để chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có thể áp dụng sớm, cần ban hành ngay những hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng.

a) Một là, phí dịch vụ:

Đoạn 106 của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã nêu: “Việc quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo sẽ tạo nguy cơ do tư lợi làm ảnh hưởng tính độc lập của kiểm toán viên”. Và công ty không nên nhận hợp đồng kiểm toán nếu mức phí thấp hơn đáng kể so với công ty kiểm toán tiền nhiệm (hay công ty kiểm toán khác). Tuy nhiên, chuẩn mực không nêu rõ như thế nào là “quá phụ thuộc” hay “ đáng kể “nên rất khó áp dụng vào thực tế. Do đó, để xem xét

thể nào là quá phụ thuộc, có thể dựa vào hướng dẫn của một số Hiệp hội nghề nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Thông thường, phí của hợp đồng kiểm toán cho một khách hàng không nên vượt quá 15% (đối với khách hàng là công ty không niêm yết) hay vượt quá 10% (đối với khách hàng là công ty niêm yết) tổng doanh thu của công ty kiểm toán (theo hướng dẫn của hội nghề nghiệp kiểm toán Anh quốc ACCA). Trường hợp phí hợp đồng thu được từ một khách hàng cao hơn tỷ lệ nêu trên, công ty kiểm toán nên có các chính sách, thủ tục thích hợp để bảo vệ và giám sát việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, cũng như kiểm soát chất lượng của hợp đồng kiểm toán. Nếu không, phải từ chối thực hiện hợp đồng kiểm toán cho khách hàng này.

Về mức phí thấp hơn đáng kể, do rất khó xác định bằng số tuyệt đối hay số tương đối, vì vậy, các hướng dẫn thường yêu cầu công ty kiểm toán phải cân nhắc các vấn đề:

- Thời gian thực hiện hợp đồng phải thích hợp, tức không được giảm thời gian thực hiện kiểm toán;

- Trình độ chuyên môn và năng lực kiểm toán viên tham gia vào hợp đồng kiểm toán phải phù hợp;

- Tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán.

b) Hai là, xem xét khả năng phát sinh xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên vấn đề này không được trình bày đầy đủ trong chuẩn mực hiện hành. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của quốc tế năm 2006 đã đưa thêm nội dung này. Trong thực tế, đây là một vấn đề cần quan tâm trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Vì vậy, cần bổ sung nội dung này vào chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, cần đưa ra các hướng dẫn chi tiết hơn về các loại xung đột lợi ích.

•Phương pháp giải quyết xung đột do đối lập lợi ích:

Khi nhận đề nghị cung cấp dịch vụ từ khách hàng mới, mà lợi ích của khách hàng này đối lập với khách hàng hiện tại, công ty kiểm toán không nên chấp nhận đề nghị này, ngoại trừ trường hợp sau:

công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ sau khi họ đã được công ty kiểm toán cung cấp thông tin nêu trên.

Công ty sử dụng hai nhóm kiểm toán riêng biệt, có thiết lập thủ tục ngăn ngừa việc tiếp cận thông tin, cũng như đã hướng dẫn đầy đủ cho nhóm kiểm toán về yêu cầu bảo mật thông tin để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Nếu khách hàng từ chối ký văn bản cam kết, công ty kiểm toán không được cung cấp dịch vụ cho một trong hai khách hàng này.

Trường hợp công ty kiểm toán chỉ phát hiện xung đột lợi ích khi tiến hành kiểm toán, công ty nên chọn phương pháp xử lý như là: Rút lui khỏi hợp đồng dịch vụ đang cung cấp cho cả hai bên nếu nhận thấy không có biện pháp nào có thể áp dụng để giảm thiểu nguy cơ có xung đột do đối lập lợi ích, hoặc xin sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng và thực hiện các biện pháp phân chia nhân lực nhằm tuân thủ đầy đủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

•Phương pháp giải quyết xung đột lợi ích do cạnh tranh:

Khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán cho khách hàng mới mà có thể tạo xung đột lợi ích do cạnh tranh với khách hàng hiện hữu, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần đặc biệt chú ý đến việc bảo mật thông tin của khách hàng.

Ngoài ra, công ty kiểm toán cần lưu ý trường hợp xung đột lợi ích do cạnh tranh có thể trở thành xung đột do đối lập lợi ích. Ví dụ, khách hàng X và Y là hai đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh. Cả hai công ty dự định sẽ tham gia đấu thầu vào một hợp đồng cung cấp dịch vụ. Đây là cuộc đấu thầu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và công ty nào thắng thầu sẽ trở thành nhà cung cấp, đồng thời sẽ chi phối thị trường. Khi đó, công ty kiểm toán phải cân nhắc các nhân tố sau khi đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán:

- Ảnh hưởng của việc chấp nhận hợp đồng của khách hàng thứ hai đối với khách hàng thứ nhất.

- Ảnh hưởng của khách hàng thứ nhất đối với khách hàng thứ hai.

Thông thường, công ty vẫn có thể cung cấp dịch vụ khi các điều kiện sau được bảo đảm:

Công ty sẽ sắp xếp được nhân sự một cách hợp lý để các nhóm tham gia kiểm toán sẽ tách biệt với nhau nhằm bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng.

Thông báo cho khách hàng và cần có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng.

•Phương pháp giải quyết xung đột lợi ích kinh doanh:

Xung đột này nảy sinh khi công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ cho một khách hàng mà lợi ích của công ty kiểm toán gắn liền với lợi ích của khách hàng đó.

Cần chú ý trường hợp xung đột lợi ích kinh doanh có thể đưa đến xung đột đối lập lợi ích hay xung đột lợi ích cạnh tranh. Ví dụ, công ty kiểm toán có quan hệ kinh doanh với khách hàng C. Công ty nhận được đề nghị cung cấp dịch vụ cho khách hàng D về việc tư vấn dự án phát triển cho một sản phẩm /dịch vụ thuộc ngành nghề của C, hay của các đối thủ cạnh tranh của công ty C. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán lại tư vấn cho công ty D theo hướng có lợi cho công ty C.

Khi phát sinh xung đột lợi ích nêu trên, công ty kiểm toán cần thông báo cho khách hàng tiềm năng (khách hàng D, ở ví dụ trên) đầy đủ thông tin về mối quan hệ này. Nếu khách hàng vẫn đồng ý, công ty có thể chấp nhận hợp đồng kiểm toán và khi đó, cần có các biện pháp bảo vệ thích hợp để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

c) Ba là: Vay và bảo lãnh.

Đoạn 147, 148 và 149 chuẩn mực đạo đức hiện hành quy định: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể đi vay và cho vay đối với khách hàng nếu khoản đi vay và cho vay không đáng kể đối với cả công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên và khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo”. Thế nhưng chuẩn mực lại không hướng dẫn như thế nào là “không đáng kể” nên rất khó áp dụng, vì vậy rất cần có hướng dẫn chi tiết hơn về vấn đề này.

Mức “không đáng kể” có thể xác định bằng số tuyệt đối hay số tương đối. Đối với kiểm toán viên, nên sử dụng số tuyệt đối, còn đối với công ty kiểm toán nên sử dụng số tương đối (chẳng hạn một tỷ lệ % so với doanh thu, tài sản …). Chẳng hạn theo hướng dẫn một số công ty kiểm toán: kiểm toán viên chỉ có thể thực hiện kiểm toán cho khách hàng là các tổ chức tín dụng nếu những khoản thấu chi hay khoản vay từ các công ty (không phải là ngân hàng, tổ chức tài chính) có số dư không vượt quá 5.000 USD. Như vậy, tuỳ theo tình hình thực tế, Hội nghề nghiệp nên chọn một số thích hợp và đưa ra hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

d) Bốn là: Cần đưa ra yêu cầu kiểm toán viên phải ký văn bản cam kết về tính độc lập

Một số quốc gia, chẳng hạn như Pháp, yêu cầu trước mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải ký văn bản này. Việc yêu cầu kiểm toán viên ký cam kết nhằm nhắc nhở họ tầm quan trọng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và là cơ sở để sau này có thể xem xét vi phạm của kiểm toán viên.

Giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định trong Nghị định 105 có một số điểm khác biệt. Khi phát sinh khác biệt, kiểm toán viên và công ty kiểm toán hiện nay chưa có cơ sở để giải quyết.

Thực vậy, giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Nghị định 105 còn tồn tại một số nội dung khác biệt. Chẳng hạn theo đoạn 190 của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, nếu khách hàng kiểm toán không phải là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ kế toán và ghi sổ kế toán theo thủ tục thoả thuận trước với điều kiện các nguy cơ tự kiểm tra có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được.

Còn nếu khách hàng kiểm toán là công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì công ty kiểm toán không được cung cấp dịch vụ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.

Trong khi đó ở Điều 27, Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ quy định là: Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp “đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng” không phân biệt là khách hàng có niêm yết hay không.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, công ty vẫn có thể chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Nhưng nếu chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công ty sẽ vi phạm Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

Việc khác biệt này không chỉ phát sinh tại Việt Nam mà đã từng phát sinh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, một số các quy định trong Luật Sarbanes -Oxley có sự khác biệt so với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Để giải quyết khác biệt này, sau khi Luật Sarbanes -Oxley được ban hành, chuẩn mực đạo đức nghề

nghiệp Hoa Kỳ đã bổ sung một số quy định cho phù hợp quy định trong luật Sarbanes -Oxley.

Nói cách khác, giữa chuẩn mực đạo đức và Nghị định 105/2004/NĐ-CP có những nội dung khác biệt và về nguyên tắc, chuẩn mực được ban hành bằng Quyết định của Bộ Tài chính, tức có giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định 105, nên khi có khác biệt phải tuân theo Nghị định 105. Thế nhưng, nếu tuân thủ Nghị định 105/2004/NĐ-CP, trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Phương pháp giải quyết tốt nhất là nên học tập kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tức bổ sung nội dung sau đây vào chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam quy định như sau:

Khi áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có thể nảy sinh một số khác biệt. Lúc này, nếu quy định của chuẩn mực đạo đức không chặt chẽ bằng quy định pháp lý, cần tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Ngược lại, khi chuẩn mực đạo đức chặt chẽ hơn các quy định pháp lý, thì phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w