SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ Tên vật tư Qui cách

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (Trang 65)

II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ Tên vật tư Qui cách

Tên vật tư Qui cách

vật tư Mã hiệu Tài khoản ĐVT Ghi chú A VẬT LIỆU CHÍNH 152.1

I Vật liệu xây dựng 152.1A

1 Xi măng 152.1A1 1.1 Xi măng PCB 30 152.1A1.1 Tấn 1.2 Xi măng PCB 40 152.1A1.2 Tấn ... 2 Đá 152.1A2 2.1 Đá 1x2mm 152.1A2.1 m3 2.2 Đá 2x4mm 152.1A2.2 m3 ... 3 Cát 152.1A3 3.1 Cát vàng 152.1A3.1 m3 3.2 Cát đen 152.1A3.2 m3 ... 4 Thép 152.1A4 4.1 Thép F10 152.1A4.1 Kg 4.2 Thép F12 152.1A4.2 Kg ... II Vật liệu điện 152.1B 1 Sứ cách điện 152.1B1 1.1 Sứ đứng 9kV 152.1B1.1 Cái 1.2 Sứ đứng 15kV 152.1B1.2 Cái ... 2 Dây đồng 152.1B2 2.1 Dây đồng mềm 1x2mm 152.1B2.1 m 2.2 Dây đồng mềm 2x4mm 152.1B2.2 m ... 3 Chống sét Ôxít kim loại 152.1B3 3.1 Chống sét Ôxít kim loại 9kV 152.1B3.1 Cái

loại

...

III Vật liệu nước 152.1C

1 Ống kẽm 152.1C1 1.1 Ống kẽm F25 152.1C1.1 m 1.2 Ống kẽm F32 152.1C1.2 m ... 2 Ống nhựa ... 152.1C2 B VẬT LIỆU PHỤ ... 152.2

Ý kiến thứ ba về phương pháp tính giá hàng tồn kho V.liệu, CCDC của XN

Trong công tác tính giá vật liệu tồn kho Công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước với phương pháp tính giá này thuận lợi trong việc theo dõi và tính giá hàng tồn kho kịp thời hơn. Tuy phương pháp này có nhược điểm là phải tính giá từng nguyên vật liệu tồn kho theo từng loại giá, nhưng do các loại vật liệu của Công ty số lượng hàng tồn kho cuối kỳ thường ít hoặc không có nên không sợ ảnh hưởng lớn về sự biến động giá cả thị trường. Mặt khác sử dụng phương pháp tính giá này, hạch toán chi phí tính giá thành sản xuất của Công ty phản ánh kết quả chính xác hơn.

Ý kiến thứ tư về việc Công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những rủi ro do những nguyên nhân khách quan như tổn thất do giá cả vật tư giảm, hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng vật liệu, chậm luân chuyển, dở dang, chi phí dịch vụ dở dang...

Để hạn chế bớt những thiệt hại nêu trên Công ty S.Đà nên trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho với mục đích đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ kế toán đặc biệt trong những trường hợp chuyển nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý, ảnh hưởng do thiên tai hay ứ đọng vật liệu do tiến độ thi công bị gián đoạn (Xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trong hệ thống báo cáo kế toán). Mức trích lập được tính như sau:

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Số lượng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho trên sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Ví dụ: Theo báo cáo trên bảng cân đối kế toán giá trị hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo ngày 31/12/2010của Công ty là 30.550.000 đồng trong đó 14.250.000 đồng là giá trị giá của 25 quả sứ cách điện 9kV đơn giá 570.000đồng /quả mà XN chưa lắp đặt hết. Đến thời điểm lập báo cáo giá trị của mỗi quả sứ chỉ còn là 485.000 đồng /quả.

Vậy số trích lập dự phòng cho mặt hàng sứ cách điện 9kV sẽ là: 25 x (570.000 - 485.000) = 2.125.000 (đồng)

Ý kiến thứ năm về việc hoàn nhập Ctừ hạch toán C.phí VL, CCDC trong tháng

Các công trình thi công của Công ty chủ yếu được tổ chức theo hình thức khoán gọn, chủ công trình chịu toàn bộ trách nhiệm về chi phí của công trình. Việc kiểm tra, kiểm soát từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, xác minh tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và hoàn nhập chứng từ kế toán của các công trình, Công ty không nên qui định theo định kỳ vào ngày 15 và 30 hàng tháng mà nên qui định theo thời gian từ 5 đến 10 ngày sau khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để hoàn nhập chứng từ. Với qui định thời gian như thế các chủ công trình và kế toán sẽ chủ động hơn trong công việc của mình, tránh công việc ùn tắc vào cuối tháng.

KẾT LUẬN

Đi sâu vào phân tích tình hình thực tiễn việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành. Một lần nữa em xin được khảng định kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của các doang nghiệp nói chung và trong ngành xây lắp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Từ việc tổ chức thu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo được chất lượng và hiệu quả trong sản xuất là sự đóng góp của tất cả các thành viên của Công ty và trong sự đóng góp ấy một phần không nhỏ là nhiệm vụ của kế toán vật liệu, CCDC.

Tổ chức, quản lý, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách khoa học có hệ thống sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó chính là mục đích của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Đứng trước sự hội nhập kinh tế thế giới mỗi một doanh nghiệp không phân biệt lớn nhỏ là thành phần dân doanh hay nhà nước đều cần có một sức cạnh tranh quyết liệt, sự cạnh tranh ấy là sự sống còn hay chấp nhận qui luật đào thải. Tồn tại, đúng vững và giữ được uy tín trên thị trường người lãnh đạo và người quản lý kinh tế cần có một cái nhìn nhận đúng đắn, toàn diện và khoa học không cho phép tính chủ quan trong cơ chế thị trường hiện nay.

Trong bối cảnh kinh tế của năm 2010sự sụp đổ tài chính của Nước Mỹ kéo theo ảnh hưởng tài chính kinh tế toàn cầu, Việt Nam không loại không loại khỏi vòng ảnh hưởng. Dự báo trong mấy năm tới sẽ là giai đoạn rất khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Là một người cán bộ quản lý kinh tế đứng trong một doanh nghiệp cần phải phát huy hết khả năng của mình đóng góp xây dựng doanh nghiệp đó chính là lợi ích cá nhân cũng như lợi ích tập thể và toàn xã hội.

Qua giai đoạn thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thànhtrong giai đoạn tiếp cận với thực tiễn nhận thức của bản thân em thấy rằng sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn là một chặng đường dài, cần phải tìm tòi và sáng tạo. Nhà trường và Thầy Cô chỉ là người đưa đường chỉ lối còn mỗi sinh viên đi được tới đích như thế nào là sự lựa chọn của bản thân trước những thử thách của xã hội.

Với kiến thức tiếp thu được từ nhà trường kết hợp với thực tiễn, và sự tìm hiểu về chính sách kế độ kế toán của nhà nước Việt Nam bản thân em nhận thấy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp, xong để hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán cần học hỏi các nước đã có bề dầy kinh nghiệm kế toán như Pháp, Mỹ,... rất linh động và sáng tạo trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Và cần tôn trọng ý kiến đóng góp của tất cả các cá nhân để từ đó sàng lọc và đưa ra cách quản lý hiệu quả nhất bằng các phần mềm dựa trên chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành…Với sự mạo muội nhận xét những ưu điểm, tồn tại và những đóng góp ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. Bản thân em có thể có những ý kiến chủ quan rất mong Ban lãnh đạo cùng toàn thể Ban Kế toán Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành và toàn thể các Thầy cô giáo sẽ chỉ ra cho em được những ý kiến đúng, sai để từ đó em sẽ cố gắng hoàn thiện kiến thức của mình làm hành trang cho công tác chuyên môn sau này.

Hà nội, tháng 11 năm 2009

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (Trang 65)