pháp luật đã được ban hành
Quá trình soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để đưa pháp luật vào cuộc sống, chuyển hoá ý chí của cơ quan quản lý trở thành hiện thực là một quá trình thống nhất. Trong quá trình đó, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có một vai trò vô cùng quan trọng. Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật giúp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, ban hành văn bản kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ các văn bản, các quy định không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, loại bỏ các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, những quy định tản mát, không tập trung.
Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là quá trình tập hợp, phân tích, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trên các phương diện sau:
- Hình thức ban hành văn bản; - Thẩm quyền ban hành văn bản; - Nội dung văn bản;
- Kỹ thuật xây dựng văn bản (ngôn ngữ sử dụng, cách hành văn...) Trên cơ sở phân tích, đánh giá, kết quả rà soát phải được thể hiện trong 3 loại danh mục sau:
77
+ Danh mục các văn bản hết hiệu lực thi hành: Đương nhiên hết hiệu lực do thời gian hoặc do có văn bản mới thay thế hoặc có văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tuyên bố huỷ bỏ;
+ Danh mục các văn bản cần được sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ cho phù hợp với tình hình thực tế;
+ Danh mục các văn bản còn hiệu lực thi hành.
Do có vai trò quan trọng như vậy nên hiện nay công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật đã được các cấp, các ngành Thành phố thực hiện thường xuyên, định kỳ. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp mà tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của mình sao cho tiện ích khi khai thác, sử dụng nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.
3.1.3. Tổ chức tốt việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý trong đó có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm tổ chức thực hiện tốt hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành là một nội dung quan trọng của công tác bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc đánh giá đúng thực trạng (thực chất là công tác kiểm tra, giám sát) tình hình tuân thủ, thi hành, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó bảo đảm cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phải bám sát cơ sở và người dân để nắm được tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật, để từ đó cơ quan quản lý ban hành văn bản giải quyết những vấn đề bức xúc thực tế đặt ra, đáp ứng được mong mỏi của quần chúng nhân dân. Mặt khác, thông qua việc nắm tình hình thực hiện pháp luật sẽ phát hiện những chủ trương, chính sách đã được cụ thể hoá nhưng chưa phù hợp, hoặc
78
phát hiện những thiếu sót, sơ hở của văn bản, từ đó có biện pháp xử lý, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ kịp thời.
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (theo quy định của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ) là nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.
Về nội dung, việc kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản. Văn bản hợp pháp là văn bản phải bảo đảm đủ 05 điều kiện sau:
+ Được ban hành đúng căn cứ pháp lý: Nghĩa là có căn cứ pháp lý; căn cứ pháp lý đó đang có hiệu lực; cơ quan, thủ trưởng đơn vị trình dự thảo văn bản có thẩm quyền trình dự thảo văn bản theo quy định của pháp luật;
+ Được ban hành đúng thẩm quyền: Nghĩa là đúng thẩm quyền về mặt hình thức và thẩm quyền về mặt nội dung;
+ Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật: Tức là nội dung của văn bản phải phù hợp với nội dung, mục đích của pháp luật; phù hợp với những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
+ Văn bản được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày;
+ Tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành và đăng Công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản.
79
Công tác kiểm tra và giám sát văn bản là hoạt động đã được pháp luật quy định và là chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều cấp. Công tác này thực chất là xem xét, đánh giá các văn bản đã ban hành có đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, trình tự luật định nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Mặt khác qua công tác kiểm tra, giám sát văn bản chúng ta còn đánh giá được tính khả thi của văn bản đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế, bãi bỏ nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống.