Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại phát triển

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Trang 76)

phát triển

phát triển

3.3.1.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động môi giới thương mại

Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại trong các lĩnh vực khác nhau chưa đăng kí với cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến Nhà nước bị thất thu một khoản thuế lớn61

. Không những thế, đội ngũ nhân lực môi giới thương mại còn có những tổ chức, cá nhân yếu về chuyên môn và khả năng tài chính, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, gây ra các sai phạm làm thiệt hại quyền lợi của khách hàng.

Do đó, Nhà nước cần quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động môi giới thương mại thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước về môi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói chung.

3.3.1.2 Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo về pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại nói riêng

Để hoạt động môi giới thương mại diễn ra lành mạnh và nhanh chóng đạt đến trình độ chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào quan hệ môi giới thương mại cần có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật.

Từ khi Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có hiệu lực đến nay, thời gian mới được ba năm. Do đó, không thể tránh khỏi sự thiếu sót các văn bản dưới Luật hướng dẫn về hoạt động môi giới thương mại, cũng như đang có nhiều điểm quy

61

Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr120, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Trang 76)