Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Trang 78)

Nhìn chung, người dân chưa có nhận thức đúng đắn về bản chất của hoạt động môi giới thương mại, một số người còn có định kiến không tốt với những người kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại. Quan trọng hơn, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại và cả người dân còn thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật đối với hoạt động môi giới, chưa biết cách tham gia hoạt động này một cách chuyên nghiệp và bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có vi phạm xảy ra.

Do đó, Nhà nước cần phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật trong nhân dân, trong giới thương nhân và các cơ quan nhà nước có chức năng liên quan đến hoạt động môi giới thương mại để họ có cách hiểu đúng và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Để làm được điều này, các cơ quan truyền thông, các cơ quan nhà nước và các chủ thể liên quan cần có sự phối hợp để phổ biến kiến thức về hoạt động môi giới thương mại trên các phương tiện thông tin đa dạng như: báo in, báo hình, mạng Internet, đài phát thanh…

3.3.2 Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại mại

3.3.2.1 Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại cần tăng cường hiểu biết, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp của mình

Để hoạt động môi giới thương mại phát triển đạt đến trình độ chuyên nghiệp, điều đầu tiên cần quan tâm là các chủ thể tiến hành hoạt động này phải có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp của mình. Họ phải xem môi giới

thương mại là một nghề đòi hỏi những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp; có ý thức tìm hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động này; tích lũy kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp, trau dồi các kĩ năng chuyên môn. Đồng thời, họ cần tự nhận thức được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của xã hội đối với người môi giới, tôn trọng chữ tín, biết tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân nhưng không bỏ qua quyền lợi của khách hàng.

3.3.2.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động môi giới thương mại

Như đã phân tích trong phần Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động MGTM ở Việt Nam, điểm yếu lớn nhất của nguồn nhân lực là người môi giới không được đào tạo bài bản, kĩ năng môi giới thiếu chuyên nghiệp, ít có khả năng cung cấp những dịch vụ mang tính chuyên môn cao cho khách hàng.

Hoạt động MGTM liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tài chính, pháp luật, hành chính… Do đó, người môi giới không chỉ cần có hiểu biết về lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động mà còn cần am hiểu về các lĩnh vực liên quan; ngoài ra còn phải nắm vững các kĩ năng thuyết trình, đàm phán… Việc đào tạo nhân lực cho hoạt động MGTM cần mang tính toàn diện và có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Việc đào tạo nhân lực cho hoạt động MGTM có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Các doanh nghiệp tổ chức đào tạo trong nước cho nhân viên của mình hoặc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm hay khảo sát thực tế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các hiệp hội về môi giới thương mại trong các lĩnh vực khác nhau để tìm nguồn kinh phí, cùng đề ra cách thức đào tạo nguồn nhân lực.

Một phương thức nữa rất có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực môi giới là các doanh nghiệp phối hợp với các trường đại học, cao đẳng… để đưa những nội dung quan trọng, phù hợp với thực tiễn hoạt động môi giới vào chương trình giảng dạy của trường; đồng thời tạo cơ hội

cho sinh viên thực tập ở các doanh nghiệp nhằm thu lượm kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng làm việc. Phương thức này cần sự quan tâm hợp tác của nhiều bên, trong đó có Bộ Giáo dục; các trường đại học, cao đẳng; các doanh nghiệp…; đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.

3.3.2.3 Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động môi giới thương mại

Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ MGTM ở Việt Nam chưa cao là cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, hệ thống thông tin thiếu hiện đại, gây cản trở cho các doanh nghiệp trong việc lưu trữ thông tin, giao dịch với khách hàng và theo dõi, giám sát quá trình kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Xu hướng hiện nay của các công ty chứng khoán là triển khai giao dịch trực tuyến; mà phương thức giao dịch này đòi hỏi hệ thống thông tin của công ty chứng khoán phải đạt đến một chuẩn nhất định, đó là còn chưa kể đến những yêu cầu về bảo mật cho thông tin cá nhân của khách hàng.

Việt Nam mở cửa nền kinh tế đã mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới không ít thách thức từ các doanh nghiệp nước ngoài vốn có lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và hiện đại. Phát triển cơ sở vật chất của mình chính là một cách nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.3.2.4 Gia tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các hiệp hội ngành nghề

Trong tương lai, các hoạt động của nền kinh tế phát triển đến mức độ cao, hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực này sẽ càng liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực khác. Do đó, cần phải gia tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ MGTM với nhau và với các hiệp hội ngành nghề nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, tránh được những tranh chấp không đáng có giữa các doanh nghiệp thành viên.

Bên cạnh đó, việc gia tăng mối liên kết như đã nói ở trên cũng góp phần tạo ra hệ thống thông tin minh bạch, công khai về hoạt động MGTM trên thị trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác với nhau, hoàn thiện thông lệ kinh doanh và quy định pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới. Đồng thời, mối liên kết này cũng sẽ bảo vệ các doanh nghiệp khi gặp rào cản và tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Kết luận

Hoạt động môi giới thương mại ra đời bắt nguồn từ nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế mang tính toàn cầu và chuyên môn hóa ngày càng cao. Trên thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc thúc đẩy các giao dịch thương mại. Để hoạt động môi giới thương mại diễn ra một cách lành mạnh và có tổ chức, phát huy được vai trò của nó đối với nền kinh tế, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã dành một phần riêng quy định về hoạt động này.

Hiện nay, các quy định về môi giới thương mại nói chung chủ yếu nằm trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005, nhưng chưa có văn bản dưới Luật độc lập nào hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết về hoạt động này. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán và hoạt động môi giới bất động sản, có thể thấy, một vài quy định của Luật thương mại năm 2005 không phù hợp với thực tiễn, cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Ngoài ra, việc nghiên cứu hoạt động môi giới thương mại trong hai lĩnh vực nói trên cũng cho thấy một số điểm mâu thuẫn giữa Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và luật chuyên ngành; chưa kể đến bản thân các luật chuyên ngành vẫn có những quy định bất cập, không sát với thực tiễn hoạt động môi giới thương mại.

Những vấn đề nói trên gây khó khăn cho các chủ thể trong việc tiến hành hoạt động môi giới thương mại; đồng thời khiến cho các quy định của Luật thương mại và các luật chuyên ngành thiếu tính khả thi. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung những quy định về môi giới thương mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật chuyên ngành là cần thiết để tạo ra hành lang pháp lý hoàn thiện hơn cho hoạt động môi giới thương mại phát triển.

Người viết khóa luận đã nghiên cứu những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 1997, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật

chuyên ngành (Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật chứng khoán năm 2006…) về hoạt động môi giới thương mại, tìm ra những điểm chưa hợp lý hoặc không thống nhất giữa các luật nêu trên. Từ đó, người viết đề xuất một số giải pháp sửa đổi, bổ sung các luật trên và các giải pháp khác nhằm phát triển hoạt động môi giới thương mại để hoạt động này ngày càng chuyên nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.

Những nội dung trình bày trong khóa luận ít nhiều mang tính chủ quan của người viết, có thể còn nhiều điểm thiếu hợp lý do thời gian và năng lực có hạn của tác giả. Làm thế nào để các quy định về hoạt động môi giới thương mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật chuyên ngành phù hợp với thực tiễn, mang tính khả thi cao và thống nhất chặt chẽ với nhau là một vấn đề phức tạp, cần được các nhà làm luật đầu tư nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.

Danh mục tài liệu tham khảo

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Thị Lê Dung (2005), Các giải pháp thực thi có hiệu quả Luật thương mại Việt Nam năm 2005, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

2. Dương Thị Hằng (2007), Hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

3. Lương Đức Cường (2006), Hỏi đáp về Luật chứng khoán năm 2006, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Lương Đức Cường (2006), Hỏi đáp về Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Thủy (2009), Những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động trung gian thương mại. Thực tiễn áp dụng và những vấn đề phát sinh., Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mơ (2004), Cơ sở khoa học của việc sửa đổi và hoàn thiện Luật thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Tái bản lần thứ tư, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), Khái niệm, bản chất pháp lý của hoạt động trung gian thương mại, Tạp chí Luật học, Số 1, tr4-12, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

11.Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

12.Phan Vũ Hùng (2008), Pháp luật chứng khoán ở Việt Nam – thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

13.Trần Thị Bạch Dương (2007), Hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tr109-110, Trường Đại học Luật Hà Nội.

II. Tài liệu từ Internet

1. “Bát nháo” sàn giao dịch bất động sản (2010), 03/02/2010, truy cập ngày 21/04/2010, http://dantri.com.vn/c76/s76-377181/bat-nhao-san-giao-dich-bat-dong- san.htm.

2. “Cò” nhà đất quậy tưng bừng (2008), 23/02/2008, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.diemtin.com/Thoi-cuoc_4/Co-nha-dat-quay-tung- bung_4_7868/.

3. “Ngập ngừng” sàn giao dịch bất động sản (2006), 19/10/2006, truy cập ngày 21/04/2010, http://vietbao.vn/Kinh-te/Ngap-ngung-san-giao-dich-bat-dong- san/65070770/87/.

4. An Trung (2009), Đông như “cò” nhà đất, 10/09/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://dddn.com.vn/20090909100247750cat114/dong-nhu-co-nha- dat.htm.

5. Cả nước có 368 sàn giao dịch bất động sản (2010), 19/01/2010, truy cập ngày 22/02/2010, http://landtoday.net/vn/tintuc/21375/search/index.aspx..

6. Cảnh giác với môi giới khi mua căn hộ (2009), 30/06/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.landtoday.net/vn/doanhnghiep/18158/index.aspx.

7. Cò đất lừa đồng nghiệp (2009), 07/07/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.diaoc24g.com/tin-tuc-dia-oc/Tin-tuc/Ky-nang-Moi-gioi-

8. Độc chiêu kiếm tiền của “cò” nhà đất (2009), 25/11/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Kinh-

doanh/2009/11/3BA16025/.

9. Gia Linh (2009), “Cò” nhà đất hoạt động theo đàn, 22/04/2009, truy cập ngày 22/02/2010,

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/batdongsan/218633/index.html.

10.Hạnh Liên (2008), Đào tạo nhà môi giới bất động sản: thiếu đủ thứ, 24/01/2008, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.diaoc24g.com/tin-tuc-dia- oc/Tin-tuc/Ky-nang-Moi-gioi-BDS/2_18_357/Dao-tao-nha-moi-gioi-bat-dong-san- Thieu-du-thu.aspx.

11.Hết thời “ăn xổi” bất động sản (2008), 04/08/2008, truy cập ngày

22/02/2010, http://www.thamtutu.net/kinh-te/het-thoi-an-xoi-bat-dong-san.html. 12.Hoàng Ly (2007), Bảo vệ công ty chứng khoán hay nhà đầu tư?, 11/12/2007, truy cập ngày 15/03/2010, http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Bao-ve-nha-dau-tu- hay-CTCK/45264745/111/.

13.Hùng Vũ (2006), Môi giới nhà đất trước ngưỡng cửa WTO: Sẽ chuyên nghiệp hóa?, 04/11/2006, truy cập ngày 22/02/2010,

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3107&cap=3&id=3915. 14.Khi bất động sản rơi vào kịch bản bầy đàn (2009), 29/11/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.landtoday.net/vn/nghiencuutt/20642/index.aspx.

15.Luật Chứng khoán còn nhiều bất cập (2008), 18/06/2008, truy cập ngày 15/03/2010, http://www.vinacorp.vn/news/luat-chung-khoan-con-nhieu-bat-cap/ct- 272906.

16.Luật kinh doanh BĐS còn bất cập điểm gì? (2009), 12/10/2009, truy cập ngày 15/03/2010,

http://www.pindex.vn/agent/index.php?aid=2820&option=blog&task=view&id=20 99.

17.M.T.P (2008), Đẳng cấp của “cò” nhà đất, 31/03/2008, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/3/88087.cand.

18.Mạng sàn bất động sản xa rời thực tế (2009), 06/03/2009, truy cập ngày 15/03/2010, http://www.diachu.vn/index.php?zn=ne&id=50&page=7.

19.Môi giới bất động sản không chuyên sẽ bị đào thải (2009), 10/08/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.diaoc24g.com/tin-tuc-dia-oc/Tin-tuc/Ky-nang- Moi-gioi-BDS/2_18_1681/Moi-gioi-bat-dong-san-khong-chuyen-se-bi-dao- thai.aspx.

20.Môi giới bất động sản: đôi điều cần suy nghĩ (2008), 09/01/2008, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.diaoc24g.com/tin-tuc-dia-oc/Tin-tuc/Ky-nang-Moi- gioi-BDS/2_18_356/Moi-gioi-bat-dong-san-Doi-dieu-can-suy-nghi.aspx.

21.Mua bán nhà đất – biết tìm sàn ở đâu (2008), 10/04/2008, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.landtoday.net/vn/nghiencuutt/11163/index.aspx.

22.Nhà đất đồng loạt tụt giá (2008), 17/03/2008, truy cập ngày 19/04/2010, http://www.landtoday.net/vn/nghiencuutt/10711/index.aspx.

23.Phương Thảo (2009), Trình độ môi giới bất động sản đang ở mức phổ cập, 21/09/2009, truy cập ngày 22/02/2010,

http://www.landtoday.net/vn/doanhnghiep/19504/index.aspx.

24.Quái chiêu của môi giới nhà đất (2009), 13/04/2009, truy cập ngày 22/02/2010, http://www.landtoday.net/vn/tintuc/16807/index.aspx.

25.Quốc Dũng (2009), Môi giới nhà đất đa phần là “xe ôm, trà đá”,

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)