BĐS năm 2006
3.2.3.1 Bổ sung những quy định về quyền hưởng thù lao, hoa hồng môi giới của người môi giới chứng khoán
Luật chứng khoán năm 2006 quy định về hoạt động môi giới thương mại khá sơ sài. Luật này không đề cập đến quyền của người môi giới chứng khoán – cũng chính là công ty chứng khoán. Luật nên bổ sung những quy định về quyền của người môi giới chứng khoán, đặc biệt là quyền hưởng thù lao và hoa hồng môi giới. Những quy định này nên thống nhất với quy định của Luật thương mại năm 2005, tránh gây ra mâu thuẫn như những quy định của về thù lao và hoa hồng môi giới của Luật kinh doanh BĐS năm 2006.
3.2.3.2 Bổ sung quy định về trách nhiệm của người môi giới chứng khoán đối với khách hàng khi người môi giới mắc lỗi, gây thiệt hại cho khách hàng
Luật kinh doanh BĐS năm 2006 thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của nhân viên môi giới khi họ mắc lỗi, gây thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng. Chương IX (Thanh tra và xử lý vi phạm) của Luật này có những quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán. Tuy vậy, các quy định còn mang tính chung chung dưới hình thức “phạt tiền, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” mà không chỉ rõ mức độ sai phạm nào thì tương ứng với mỗi hình thức xử phạt trên.
Hiện nay, các vi phạm trong quan hệ môi giới chứng khoán chủ yếu được xử lý theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số
27/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản tiền phạt mà công ty chứng khoán phải chịu theo quy định của các văn bản trên sẽ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư chịu thiệt hại do lỗi của nhân viên môi giới được đền bù thế nào tùy thuộc vào thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Luật chứng khoán năm 2006 và các văn bản liên quan đều chưa có quy định về vấn đề này.
Khi các công ty chứng khoán triển khai giao dịch trực tuyến, các rủi ro đối với khách hàng cũng tăng lên. Do tính phức tạp của giao dịch trực tuyến, điểm 5.1.6 của Thông tư số 50/2009/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán) quy định, công ty chứng khoán phải ký một hợp đồng bằng văn bản với khách hàng quy định rõ các trách nhiệm pháp lý của cả hai bên bao gồm trách nhiệm bồi thường khi xảy ra rủi ro; công ty chứng khoán cũng phải nêu rõ các rủi ro liên quan đối với nhà đầu tư dưới hình thức một “Bản công bố rủi ro” đính kèm hợp đồng.
Kể từ khi hoạt động giao dịch trực tuyến được chính thức triển khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay chưa đầy 2 năm, do đó các quy định của pháp luật về giao dịch trực tuyến chưa thể hoàn thiện đủ để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, tương lai sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề cần xem xét. Người viết khóa luận cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến chính là xác định được thiệt hại nào do lỗi khách quan, thiệt hại nào do lỗi chủ quan của công ty chứng khoán; với những thiệt hại do lỗi chủ quan, pháp luật nên quy định bồi thường như thế nào? Hiện nay, các vi phạm trong giao dịch điện tử được xử lý theo Nghị định số 27/2007/NĐ-CP (Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính), nhưng các quy định của Nghị định này vẫn khá sơ sài.
Nên chăng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước hoặc một cơ quan pháp luật nào đó ban hành một mẫu hợp đồng chuẩn về cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó nêu rõ các rủi ro có thể xảy ra, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nếu làm được như vậy, hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán sẽ đi theo khuôn phép, các tranh chấp trong quan hệ môi giới chứng khoán mới có cơ sở giải quyết minh bạch.
3.2.3.3 Sửa đổi văn bản dưới luật về điều kiện để công ty chứng khoán được phép tiến hành phương thức giao dịch trực tuyến
Công ty chứng khoán muốn cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đăng ký với UBCKNN (theo điểm 5.3.1 và 5.3.2 của Thông tư số 50/2009/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán). Hồ sơ đăng kí bao gồm 10 loại giấy tờ, trong đó có báo cáo phân tích tóm tắt và báo cáo thiết kế hệ thống liên quan đến hệ thống dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM), quy định này không hợp lý, vì các thông tin đó là bí mật của các công ty. Ông Hùng cho rằng, Luật chứng khoán năm 2006 cho phép CTCK kinh doanh nghiệp vụ môi giới chứng khoán, giao dịch điện tử là một phương thức của nghiệp vụ này, nên việc Thông tư yêu cầu các CTCK phải xin phép lại một lần nữa là không cần thiết. Theo ông Hùng, những quy định nói trên của Thông tư đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp59
.
3.2.3.4 Ban hành nghị định mới nâng khung hình phạt đối với các vi phạm của công ty chứng khoán
Việc xử phạt vi phạm hình chính trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay tuân theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
59
Xuân Tòa (2007), Dự thảo giao dịch chứng khoán trực tuyến: cần thêm quy định bồi thường khi gặp rủi ro, 20/12/2007, truy cập ngày 18/04/2010, http://vietbao.vn/Kinh-te/Du-thao-giao-dich-chung-khoan-truc- tuyen-Can-them-quy-dinh-boi-thuong-khi-gap-rui-ro/45265618/87/.
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (không có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán năm 2006 về vấn đề này).
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc các công ty chứng khoán liên tục mắc sai phạm, nhất là các lỗi trong giao dịch, thanh toán và lưu ký chứng khoán là bởi mức phạt chưa nghiêm, số tiền xử phạt ít hơn rất nhiều so với số tiền mà công ty chứng khoán thu được từ việc vi phạm60. Mức phạt cao nhất mà Nghị định số 36/2007/NĐ-CP đưa ra là 70 triệu đồng, số tiền này là rất nhỏ so với phí môi giới chứng khoán mà CTCK thu được từ những lệnh mua và bán trị giá hàng chục tỉ đồng của các nhà đầu tư.
3.2.3.5 Xem xét việc thừa nhận tư cách pháp lý của người môi giới chứng khoán tự do
Luật chứng khoán năm 2006 chỉ thừa nhận chủ thể duy nhất được phép kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán là công ty chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, có rất nhiều cá nhân hành nghề môi giới chứng khoán độc lập, tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC). Hiện nay, thị trường OTC đã đóng cửa, nhưng thị trường UPCoM mới hình thành cũng không thiếu những người môi giới chứng khoán tự do.
Nên chăng, Luật chứng khoán ban hành thêm các quy định thừa nhận người môi giới độc lập là chủ thể hợp pháp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán. Như vậy sẽ thuận tiện cho sự quản lý của pháp luật đối với hoạt động MGCK, giảm bớt những bất cập trong quan hệ môi giới giữa người MGCK độc lập và nhà đầu tư.
3.2.3.6 Sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh BĐS năm 2006
Luật kinh doanh BĐS năm 2006 nên được sửa đổi, bổ sung về các vấn đề sau đây:
60Xử phạt vi phạm của các CTCK: cần phải mạnh tay hơn nữa (2009), 25/08/2009, truy cập ngày 19/04/2010, http://www.atpvietnam.com/vn/thuctechoick/37525/index.aspx.
Thứ nhất, nên quy định thời hạn của chứng chỉ môi giới BĐS. Kinh
doanh BĐS vốn là một lĩnh vực rất phức tạp, hay thay đổi. Người môi giới BĐS cần thường xuyên cập nhật kiến về pháp luật, kinh tế, tài chính… Do đó, Luật nên quy định chứng chỉ môi giới BĐS chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định, sau một thời gian nào đó (có thể là 2 đến 3 năm), người môi giới cần theo học các chương trình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức để được tiếp tục cấp chứng chỉ.
Thứ hai, nên quy định cụ thể về giảng viên được phép giảng dạy tại các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản. Khoản 3, Điều 12, Nghị định 153/2007/NĐ- CP yêu cầu giảng viên phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng yêu cầu của các môn học (có thể là các nhà giáo chuyên nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản lý, người có chứng chỉ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản). Quy định như vậy là rất chung chung, thiếu rõ ràng.
Thứ ba, cần ban hành những quy định chặt chẽ hơn về cơ sở vật chất của sàn
giao dịch bất động sản. Sàn giao dịch bất động sản phải có diện tích sử dụng để giao dịch tối thiểu 50m2 phục vụ cho hoạt động môi giới, giao dịch và thêm 20 m2 cho mỗi hoạt động dịch vụ bổ sung, có trang thiết bị phù hợp với nội dung hoạt động, đồng thời phải có tên, biển hiệu và địa chỉ giao dịch ổn định tối thiểu trong thời hạn 01 năm (khoản 1.5 và 1.6, Phần 4, Thông tư số 13/2008/TT-BXD). Những quy định sơ sài này là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sàn giao dịch liên tiếp được mở ra nhưng số lượng giao dịch qua sàn ít, chất lượng dịch vụ thấp.
Thứ tư, cần có những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp
kinh doanh BĐS dùng danh nghĩa người môi giới để bán bất động sản của mình cho khách hàng, vừa thu lợi trong giao dịch mua bán BĐS vừa thu phí môi giới.