- Các phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc của Chi nhánh, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ, tiến hành các hoạt động huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoạ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NHNo HIỆP HÒA
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cấp uỷ chính quyền địa phương
Cần có chính sách bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất vì hiện nay tiêu thụ sản phẩm là vấn đề bức xúc và khó khăn đối với hộ sản xuất, thị trường đầu ra đối với các sản phẩm này không ổn định, sản phẩm các hộ sản xuất ra không đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ hơn, hộ còn phải chịu sự o ép hạ giá của những người thu mua khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm càng khó khăn hơn. Nhà nước cần từng bước thực hiện chính sách bao tiêu sản phẩm cho các loại nông sản của các hộ sản xuất trên cơ sở phát triển mạng lưới thương nghiệp, công nghiệp chế biến ở nông thôn, thành lập các doanh nghiệp hay cho phép các doanh nghiệp hay cho phép các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới xuất nhập khẩu nông sản, hàng thủ công.
Cần đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp như công nghiệp chế biến, phân bón, thuốc trừ sâu… đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng đường xá giao thông hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất
của các hộ sản xuất.
Tạo cho ngân hàng môi trường pháp lý thuận lợi để hoạt động, đặc biệt là các nội dung sau: cho phép ngân hàng áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vay vốn có tính khả thi cao nhưng khó khăn trong vấn đề tài sản đảm bảo, tạo ra khung pháp lý thuận lợi và phù hợp giúp ngân hàng xử lý phát mại tài sản thế chấp, xử lý những khoản nợ có vấn đề.
Cần chú trọng công tác giáo dục đào tạo nâng cao trình độ dân trí cho người dân, nhằm nâng cao năng lực của các hộ sản xuất về trình độ quản lý kinh doanh, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất, kinh nghiệm trong sản xuất, khả năng tiếp cận những thông tin mới nhanh chóng và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chủ động phối hợp với các ngân hàng để theo dõi, quản lý, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, giúp đỡ ngân hàng trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, giải quyết triệt để các khoản nợ có vấn đề đặc biệt là khâu phát mại tài sản thế chấp.
KẾT LUẬN
Trong ba năm qua 2010, 2011 và đặc biệt là năm 2012 là những năm mà ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức từ khủng hoảng tới phục hồi và NHNo& PTNT cũng như NHNo&PTNT Hiệp Hòa cũng không nằm ngoài những khó khăn đó. Mặc dù vậy với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự cố gắng của toàn bộ chi nhánh, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hiệp Hòa đã đạt được những kết quả khá cao. Lợi nhuận, tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cơ bản đều tăng, đảm bảo phát triển tốt nghiệp vụ, đóng góp không nhỏ cho kinh tế địa bàn, chất lượng hoạt động cho vay về cơ bản là ổn định. Tuy vậy ta thấy tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên, có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới những tồn tại đó. Để hạn chế được những nguyên nhân trên gây ra nợ xấu cho ngân hàng thì các cán bộ ngân hàng phải có những biện pháp tăng cường công tác thẩm định trước, trong và sau cho vay, quản lý quy trình tín dụng, quản lý tốt việc thu nợ sao cho giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu. Trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT Hiệp Hòa đã áp dụng một số biện pháp hạn chế nợ xấu như: xây dựng chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, khoa hoc; tăng cường công tác phân tích, đánh giá khách hàng, nâng cao chất lược công tác thông tin tín dụng…Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn tăng lên. Do đó, trong những năm tới, việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, đặc biệt là cho vay được đặt ra rất quan trọng và cấp thiết đối với chi nhánh.