Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang (Trang 44)

- Các phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc của Chi nhánh, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ, tiến hành các hoạt động huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoạ

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

b) Hoạt động đầu tư chứng khoán

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng cho vay của NHNo HIệp Hòa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng:

 Các phòng giao dịch xa trung tâm chưa tăng cao dư nợ và gặp khó khăn trong việc thu nợ, gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu ở những xã mà phòng giao dịch quản lý tăng liên tục với tỷ lệ cao

 Chỉ có 4 – 10% dư nợ cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành phần kinh tế là doanh nghiệp khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất lớn đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.

 NHNo Hiệp Hòa thực hiện tài trợ cho hơn 10 ngành nghề kinh tế khác nhau nhưng trong đó 75% dư nợ cho vay là đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc và thương mại hàng hoá; trong khi đó, chỉ có 25 – 30% dư nợ cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của các ngành còn lại như ngành hàng tiêu dùng, ngành vận tải.

 Các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để mua sắm máy móc, trang thiết bị và đầu tư vào dự án lớn nhưng có đến hơn 90% dư nợ cho vay mỗi năm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn, do đó chỉ có 6 – 9% dư nợ cho vay mỗi năm là đáp nhu cầu vay vốn trung và dài hạn.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Các hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân thuộc về ngân hàng nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ phía môi trường kinh doanh, từ phía khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân thuộc về ngân hàng đã khiến cho chất lượng cho vay của Chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng của các đối tượng khách hàng. Các nguyên nhân này bao gồm:

 Chính sách cho vay chưa hợp lí: thể hiện ở các điểm sau

xác định các khách hàng chiến lược, truyền thống, các khách hàng có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, các khách hàng cần có sự ưu đãi, chăm sóc đặc biệt... do đó khi chính sách cho vay trong thời gian vừa qua điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh cho vay đối với hộ sản xuất theo chủ trương “xây dựng nông thôn mới” nên cho vay doanh nghiệp chưa thực sự được chú trọng.

-Chính sách lãi suất thiếu sự linh hoạt: biểu hiện ở mức lãi suất cho vay đối với các khách hàng khác nhau dường như không có sự phân biệt lớn, do đó đã giảm khả năng thu hút khách hàng lớn của ngân hàng thông qua chính sách lãi suất. Theo đặc điểm địa lý, cũng như kinh tế thì huyện Hiệp Hòa vẫn là kinh tế thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng lãi suất vẫn có sự khác nhau giữa khi thị trấn và các xã dù mục đích vay của khách hàng là hộ sản xuất. Chênh lệch lãi suất 2 vùng là khoảng 0,5%.

-Thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào tài sản đảm bảo còn cứng nhắc: Trên thực tế, NHNo Hiệp Hòa vẫn coi tài sản thế chấp là điều kiện quan trọng để ra quyết định cho vay, đặc biệt là đối với những món vay của doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, thực tế hoạt động cho thấy nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng là kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn tài sản đảm bảo chỉ là bước sau cùng giúp cho ngân hàng thu hồi một phần khoản nợ cho vay thông qua việc phát mãi tài sản khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Do đó, việc thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào tài sản đảm bảo còn cứng nhắc của Chi nhánh đã khiến cho một số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ, hộ lẻ không thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng hoặc tỏ ra không hài lòng vì thủ tục thế chấp còn rườm rà.

- Phương thức cho vay còn thiếu sự linh hoạt: Mặc dù hiện nay NHNo Hiệp Hòa đang phát triển cho vay dưới nhiều phương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay thấu chi... và trên lý thuyết, tất cả các đối tượng khách hàng đều có thể được áp dụng các phương thức cho vay này. Các phương thức cho vay này giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ món vay nhưng lại gây khó khăn cho khách hàng vì họ không được giới thiệu một cách dễ hiểu nên nhiều hồ sơ vay vốn bị sai, phải làm lại mất nhiều thời gian, công sức.

Hơn nữa, về phía doanh nghiệp phải có nhiều giấy tờ, thủ tục nên việc giải quyết phê duyện không được nhanh chóng.

 Năng lực tài trợ của ngân hàng còn hạn chế: Hiện nay, cơ cấu huy động của ngân hàng còn nặng về ngắn hạn, chưa tập trung tìm kiếm, nâng cao nguồn dài hạn nên việc tài trợ cho các nhu cầu vay vốn trung – dài hạn bị hạn chế. NHNo Hiệp Hòa cũng bắt đầu triển khai phương thức cho vay hợp vốn để tăng khả năng tài trợ của mình; tuy nhiên trên thực tế cho vay theo phương thức này còn rất hạn chế, lý do chủ yếu vẫn là quy mô hoạt động của Chi nhánh còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng.

 Trình độ cán bộ tín dụng chưa đủ vững vàng, do nhiều cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nghiệm để có thể thẩm định được các dự án phức tạp có thời hạn dài, có quy mô lớn, các dự án của các ngành nghề kinh tế mới, chưa có kinh nghiệm xử lý các món nợ quá hạn, nợ xấu...

 Chất lượng thông tin tín dụng còn kém: Thông tin tín dụng về kinh tế xã hội, về sự biến động của các ngành nghề kinh doanh chưa được cập nhật, chủ yếu vẫn làm theo một định mức có sẵn, phân tích và lưu trữ chưa được thường xuyên nên việc thẩm định, đánh giá dự án vay vốn của khách hàng nhiều khi rất mất thời gian lại không chính xác.

Nguyên nhân khách quan

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Khách hàng là các hộ sản xuất chưa có trình độ nhận thức tốt về phương thức cho vay, cũng như cách thức làm hồ sơ nên phải làm lại hồ sơ nhiều lần.

- Khách hàng là doanh nghiệp có uy tín trên thị trường chưa cao: Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc đánh giá uy tín của doanh nghiệp trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn do quy mô của các doanh nghiệp này thường nhỏ bé, hoạt động kinh doanh diễn ra trong một phạm vi hẹp, mối quan hệ với các bạn hàng rải rác, khó xác định và hầu như chưa có quan hệ tín dụng nào với các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy mà Chi nhánh luôn trở nên thận trọng hơn khi thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp này.

này được thể hiện rõ nét trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, đánh giá năng lực hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu tài trợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp không được vay vốn đều có một điểm chung là thực hiện kế toán doanh nghiệp hoàn toàn trên cơ sở dồn tích, không tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các báo cáo tài chính được lập ra không được cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận về tính trung thực theo định kỳ hàng năm. Thêm vào đó, trên thực tế, mỗi doanh nghiệp thường có tới ba loại báo cáo tài chính: một cho bản thân doanh nghiệp, một gửi cho cơ quan thuế và một dành cho ngân hàng. Chính vì vậy mà năng lực tài chính, năng lực hoạt động thực tế của doanh nghiệp không được phản ánh xác thực, Chi nhánh khó có thể ra quyết định cho vay.

-Năng lực lập và trình bày dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt. Những bản dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường không được tính toán đầy đủ, rõ ràng về tất cả các yếu tố: doanh thu, chi phí, lợi nhuận... cũng như không tính hết được nhu cầu của thị trường, giá cả của sản phẩm, thị phần của doanh nghiệp... Do đó, tính khả thi của dự án thường không cao, doanh nghiệp rất khó có thể vay vốn tại ngân hàng.

-Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu của Chi nhánh. Các tài sản đảm bảo thường được sử dụng là hàng hoá trong kho (nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm...) hoặc tài sản cố định ( đất đai, nhà máy, trang thiết bị...). Tuy nhiên trên thực tế, đảm bảo bằng hàng hoá trong kho ít khi được Chi nhánh chấp nhận do chi phí để bảo quản lớn và giá trị của tài sản dễ thay đổi; còn đảm bảo bằng tài sản cố định thì chủ yếu là đất đai nhưng giấy tờ liên quan đến việc thế chấp lại rất phức tạp, nhiều khi doanh nghiệp không có đủ giấy tờ pháp lý cần thiết để sử dụng thế chấp vay vốn ngân hàng.

Nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh

-Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và giữa NHTM với các tổ chức trung gian tài chính khác trong bối cảnh hiện nay đã tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng; bên cạnh đó, hoạt động của Eximbank Hà Nội mới được phục hồi sau giai đoạn chấn chỉnh và củng cố nên chính sách cho vay của chi

nhánh hướng tới theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững và an toàn: ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án có thời hạn ngắn, quy mô vốn trung bình, các ngành nghề đang hoạt động hiệu quả...

-Các văn bản pháp luật quy định hoạt động của ngân hàng còn thiếu đồng bộ và dễ thay đổi, các thủ tục hành chính còn phức tạp nhất là các thủ tục liên quan đến giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng.

Tóm lại, Chất lượng cho vay của NHNo Hiệp Hòa trong 3 năm qua là khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng cho vay của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng. Vấn đề hiện tại là phải đưa ra được những giải pháp thích hợp để khắc phục những mặt hạn chế này nhằm làm cho chất lượng cho vay của Chi nhánh được nâng cao lên.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang (Trang 44)