Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động cho vay và mở rộng thị phần trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang (Trang 49)

- Các phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc của Chi nhánh, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ, tiến hành các hoạt động huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoạ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NHNo HIỆP HÒA

3.1.1. Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động cho vay và mở rộng thị phần trên địa bàn huyện

huyện

3.1.1.1. Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động cho vay tại NHNo Hiệp Hòa

NHNo Hiệp Hòa nằm ở ngã sáu trung tâm huyện Hiệp Hòa, bán kính chưa đầy 1km có tới 4 phòng giao dịch của các ngân hàng như: VPBank, Vietinbank, Vietcombank, DongA Bank nên việc đa dạng các hoạt động nói chung, hoạt động cho vay linh hoạt nói riêng để đảm bảo tính cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng luôn được khuyến khích. Cụ thể với một số mảng cho vay như sau:

(i) Đối với cho vay đời sống

- Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng dân cư có thu nhập ổn định, công tác tại các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện… có nhu cầu được tài trợ mua nhà, nâng cấp nhà ở, mua ôtô trả góp, mua đồ dùng trong gia đình.

(ii) Đối với cho vay hộ sản xuất

- Phát triển khách hàng là hộ kinh doanh cá thể thuộc nhóm khách hàng có hoạt động ổn định, kinh nghiệm kinh doanh lâu đời,

(iii) Đối với cho vay doanh nghiệp

- Phát triển nhóm khách hàng hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt

- Thúc đẩy việc cung cấp tín dụng để tài trợ xuất nhập khẩu, các hoạt động sản xuất, chế biến tạo giá trị gia tăng lớn thông qua các sản phẩm tín dụng như: tín dụng vốn lưu động theo món hoặc theo hạn mức, thấu chi doanh nghiệp và các hình thức cấp tín dụng đầu tư trung – dài hạn.

- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hoá thủ tục xử lý công việc - từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

3.1.1.2. Mở rộng thị phần của NHNo Hiệp Hòa trên địa bàn huyện a) Khách hàng tiềm năng

trên phạm vi toàn huyện. Khách hàng của Ngân hàng bao gồm các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp, tổ chức của mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên khách hàng mà Ngân hàng đặc biệt chú trọng, mong muốn thiết lập và duy trì quan hệ lâu dài là những khách hàng hội tụ 3 điểm sau:

- Có hoạt động liên tục, có hộ khẩu hoặc cư trú tại địa bàn huyện;

- Có khả năng và nhu cầu sử dụng các nhóm sản phẩm tín dụng và dịch vụ liên quan của Ngân hàng, bao gồm: tín dụng tiêu dùng, tín dụng cá nhân, tín dụng hộ cá thể, tín dụng doanh nghiệp và các dịch vụ ngân hàng khác;

- Hoạt động trong các ngành nghề có khả năng phát triển tốt. Các biện pháp thực hiện cụ thể

- Đối với khách hàng doanh nghiệp có tiềm năng: cần xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định và cùng phát triển, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Đối với khách hàng cá nhân: mở rộng dịch vụ tín dụng để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hợp lý của khách hàng;

- Thực hiện phân loại khách hàng để có các chính sách phù hợp;

b) Chính sách ưu đãi khách hàng

Các chính sách ưu đãi khách hàng bao gổm: - Lãi suất;

- Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo; - Thời hạn giải quyết hồ sơ;

- Các ưu đãi khác theo quy định của Ngân hàng Khách hàng được khuyến khích và ưu đãi cho vay:

- Khách hàng có thời gian giao dịch với Ngân hàng từ 2 năm trở lên, có quan hệ thường xuyên, có tín nhiệm trong quan hệ vay vốn và thanh toán với Ngân hàng;

- Khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ hoặc có đóng góp nhiều vào thu nhập của Ngân hàng;

- Khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán chủ yếu thông qua Ngân hàng mà Ngân hàng có khả năng quản lý được hoạt động luân chuyển vốn của khách hàng;

tư phát triển, phục vụ đời sống có tính khả thi cao, bảo đảm khả năng thu hồi cao; - Khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, chắc chắn và tình hình tài chính lành mạnh; đã khẳng định uy tín, thị phần kinh doanh hoặc đã có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả từ 3 năm trở lên;

- Khách hàng vay có đảm bảo tiền vay bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá ngắn hạn đảm bảo khả năng thanh toán cao;

- Khách hàng sản xuất, kinh doanh các ngành đang phát triển thuận lợi, có thị trường tương đối ổn định;

- Khách hàng tiềm năng, có quy mô sản xuất kinh doanh lớn và thực lực tài chính vững mạnh mà Ngân hàng có chủ trương thu hút;

c) Tăng cường đào tạo – quản lý

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản lý rủi ro và quản trị nhân sự.

Thường xuyên giám sát, quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay Ngân hàng của khách hàng là doanh nghiệp cũng như cá thể, hộ sản xuất theo từng tổ đã phân công.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w