hấp phụ của VLHP.
Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100 ml. Cho 0,1g VLHP vào mỗi bình và thêm vào 100 ml dung dịch chứa ion Cu2+
, Ni2+, Pb2+ có nồng độ thay đổi: Cu2+ từ 5,059 ÷ 100,323 mg/l; Ni2+ từ 5,022 ÷ 100,083mg/l; Pb2+ từ 4,887 ÷ 99,889 mg/l. Các dung dịch được giữ ổn định ở pH = 5 với Cu2+ và pH = 6 với Ni2+, Pb2+. Tiến hành lắc với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ phòng ( 25 ± 10 C ) trong khoảng thời gian cân bằng đối với mỗi ion đã được xác định ở mục 2.5.2. Xác định nồng độ Pb2+ còn lại trong mỗi dung dịch sau khi hấp phụ bằng phương pháp F-AAS.
2.6. Khảo sát khả năng tách loại và thu hồi ion Cu2+, Ni2+, Pb2+ bằng VLHP
chế tạo từ bã mía theo phương pháp hấp phụ động trên cột. 2.6.1. Chuẩn bị cột hấp phụ.
Cột hấp phụ là cột thuỷ tinh có chiều cao 25cm và đường kính trong 1cm.
Cân 0,5 g VLHP ngâm trong nước cất cho đến khi hết bọt khí rồi tiến hành dồn cột. Cột được dồn sao cho trong cột hoàn toàn không có bọt khí. Thể tích cột hấp phụ là 10 ml. Điều chỉnh tốc độ dòng nhờ một van ở đầu ra của cột. Cho dung dịch Cu2+
, Ni2+, Pb2+ có nồng độ ban đầu C0 chảy qua cột. Dung dịch sau khi chảy qua cột được lấy liên tục theo từng đơn vị thể tích cơ sở để xác định nồng độ Cu2+
, Ni2+, Pb2+ ở lối ra của cột.
Định nghĩa Bed – Volume ( hay đơn vị thể tích cơ sở ): là thể tích của dung dịch chảy qua cột đúng bằng thể tích chất hấp phụ nhồi trong cột đó.