- Vỏ lạc: được sử dụng để chế tạo than hoạt tính với khả năng tách Cd2+ rất cao, chỉ cần hàm lượng than hoạt tính là: 0,7g/l có thể hấp phụ tốt dung dịch Cd2+
nồng độ 20 mg/l. Nếu so sánh với các loại than hoạt tính thông thường thì khả năng hấp phụ của nó cao hơn gấp 31 lần.[4]
- Vỏ đậu tương: có khả năng hấp phụ tốt đối với nhiều ion kim loại nặng như Cd2+
đậu tương sau khi xử lý với NaOH và axit xitric thì dung lượng hấp phụ cực đại lên tới 108mg/g. [18, 19]
- Lõi ngô: Nhóm nghiên cứu ở trường đại học North Carolina ( Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu và đề suất quy trình xử lý lõi ngô bằng dung dịch NaOH và H3PO4 để chế tạo vật liệu hấp phụ kim loại nặng. Hiệu quả xử lý của vật liệu hấp phụ tương đối cao. Dung lượng hấp phụ cực đại của hai kim loại nặng Cu và Cd lần lượt là 0,39 và 0,62 mmol/g vật liệu.[13, 17, 20]
- Bã mía được đánh giá là vật liệu có khả năng hấp phụ tốt không chỉ đối với các ion kim loại nặng mà còn có khả năng hấp phụ tốt các hợp chất hữu cơ độc hại. Bã mía được biến tính bằng nhiều phương pháp sẽ tạo ra những VLHP khác nhau và có khả năng hấp phụ khác nhau như: biến tính bằng axit sunfuric, anhydrit succinic…[4, 16, 17]
Với mục đích sử dụng VLHP để hấp phụ các ion kim loại nặng, trong đề tài này chúng tôi xử lý vật liệu chế tạo từ bã mía bằng axit xitric.
Chương 2