Giới thiệu về VLHP: Bã mía.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của bã mía sau khi biến tính bằng axit xitric và thử nghiệm xử lý môi trường (Trang 28 - 29)

Trên thế giới, việc nghiên cứu kỹ thuật chế tạo và sử dụng VLHP tự nhiên để tách loại các kim loại nặng từ các nguồn nước bị ô nhiễm mới được phát triển trong những năm gần đây. Các nghiên cứu này được triển khai theo cả hai hướng là nghiên cứu cơ bản và triển khai công nghệ.

Viêt Nam là một nước nông nghiệp với sản lượng mía hàng năm rất lớn như năm 2006- 2007 diện tích trồng mía là: 310.067 ha, sản lượng mía thu được là: 17 triệu tấn. Việc sản xuất, chế biến lượng mía này thải ra môi trường hàng triệu tấn bã mía. Theo tính toán của các nhà khoa học, việc chế

biến 10 triệu tấn mía sẽ tạo ra một lượng phụ phẩm khổng lồ 2,5 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng phụ phẩm này chưa được sử dụng hiệu quả. Ngoài việc bã mía sử dụng làm thức ăn cho gia súc thì lượng còn lại bị loại thải ra ngoài môi trường. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng bã mía để chế tạo VLHP nhằm mục đích xử lý nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng.

Bã mía chứa trung bình khoảng 50% là nước, 48 - 49% là xơ (trong đó chủ yếu là xenlulozơ và hemixenlulơ ), 1 - 2% là đường.[21]

Trong phần xơ, bã mía bao gồm chủ yếu là xenlulozơ, hemixenlulozơ, lignin và một số hợp chất khác.

Xenlulozơ là polisaccarit bao gồm các mắt xích β–D-glucozơ, [C6H7O2(OH)3]n nối với nhau bằng liên kết β-1,4-glucozit. Phân tử xenlulozơ có cấu tạo không phân nhánh và khối lượng phân tử rất lớn khoảng 1.700.000- 2.400.000 đvC.

Hemixenlulozơ: là polisaccarit giống như xenlulozơ nhưng có số lượng mắt xích nhỏ hơn, hemixenlulozơ thường bao gồm nhiều loại mắt xích và có chứa nhóm thế axetyl và metyl.

Lignin: Là hỗn hợp nhiều chất, chủ yếu là chất màu, gồm có các phân tử lớn của đơn phân tử phenylpropan. Nó có chức năng như một tác nhân hình thành lớp vỏ của các chất hemixenlulozơ. Lignin thường được kể đến như là chất kết dính các tế bào của cây. [9]

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của bã mía sau khi biến tính bằng axit xitric và thử nghiệm xử lý môi trường (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)