Kết quả của việc sử dụng VLHP chế tạo từ bã mía xử lý nước thải chứa Pb2+.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của bã mía sau khi biến tính bằng axit xitric và thử nghiệm xử lý môi trường (Trang 66 - 70)

: Trong khoảng thời gian khảo sát từ 10 ÷ 100 phút, dung lượng hấp phụ của VLHP đều tăng theo thời gian Từ 10 ÷ 50 phút dung lượng

a) Rửa giải ion Cu2+:

3.9. Kết quả của việc sử dụng VLHP chế tạo từ bã mía xử lý nước thải chứa Pb2+.

Kết quả được chỉ ra ở bảng 23, hình 29:

Bảng 23: Kết quả tách loại Pb2+

khỏi nước thải.

Nồng độ Pb2+

(mg/l) C01 = 0,524 C02 = 1,527 C03 = 2,495 Số đơn vị thể tích cơ sở Nồng độ thoát (mg/l)

1 Nd Nd Nd 2 Nd Nd Nd 3 Nd Nd Nd 4 Nd Nd Nd 5 Nd Nd Nd 6 Nd Nd 0,015 7 Nd 0.036 0,055 8 0,077 0,129 0,200 9 0,174 0,196 0,308 10 0,183 0,207 0,314

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 2 4 6 8 10 12 Bed - Volume C ( m g/ l) C1 C2 C3

Hình 29: Đường cong thoát Pb2+ ra khỏi nước thải.

Nhận xét:

Từ kết quả được chỉ ra ở bảng 23 và hình 29 cho thấy: đối với nước thải chứa Pb2+

có nồng độ đầu khác nhau: C01 = 0,524 mg/l; C02 = 1,527mg/l; C03 = 2,495 mg/l sau 7; 6; 5 đơn vị thể tích cơ sở tương ứng, nồng độ Pb2+ có trong nước thải giảm xuống rõ rệt. Điều này thể hiện trên hình 29 khi giá trị của nồng độ thoát của Pb2+

gần đạt đến giá trị thoát cực đại. Chứng tỏ VLHP chế tạo từ bã mía có khả năng hấp phụ ( tách loại ) khá tốt ion Pb2+

trên cột và có thể triển khai nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát nghiên cứu và dựa trên các kết quả thực nghiệm thu được chúng tôi có thể kết luận sau:

1. Đã chế tạo được vật liệu hấp phụ từ bã mía - nguồn phụ phẩm nông nghiệp bằng axit xitric.

2. Đã khảo sát đặc điểm bề mặt của vật liệu hấp phụ bằng phổ hồng ngoại ( IR ) và kính hiển vi điện tử quét ( SEM ). Kết quả cho thấy VLHP chế tạo được có độ xốp hơn hẳn so với nguyên liệu.

3. Đã khảo sát được dung lượng hấp phụ của VLHP và nguyên liệu. Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ của VLHP lớn hơn nhiều so vớinguyên liệu.

4. Đã khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự hấp phụ Pb2+ của VLHP theo phương pháp hấp phụ tĩnh. Kết quả cho thấy:

 Thời gian đạt cân bằng hấp phụ: - Đối với Cu2+: 50 phút.

- Đối với Ni2+: 60 phút. - Đối với Pb2+: 90 phút.

 Khoảng pH của môi trường tốt nhất cho sự hấp phụ: - Đối với Cu2+: pH = 4 ÷ 5

- Đối với Ni2+ và Pb2+: pH = 5 ÷ 6

 Trong khoảng nồng độ đầu đã khảo sát với các ion kim loại, thì khi nồng độ đầu của các ion kim loại tăng thì dung lượng hấp phụ của VLHP đối với các ion kim loại tăng.

 Khảo sát cân bằng hấp phụ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với các ion là:

- Cu2+ = 49,505 mg/g. - Ni2+ = 48,309 mg/g. - Pb2+ = 58,480 mg/g.

5. Đã khảo sát được khả năng giải hấp của VLHP theo phương pháp động.  Đã khảo sát được khả năng hấp phụ của VLHP ở các tốc độ dòng chảy khác nhau theo phương pháp hấp phụ động. Kết quả cho thấy: Với tốc độ dòng càng chậm thì khả năng hấp phụ của VLHP càng tốt.

 Khi khảo sát được khả năng giải hấp VLHP bằng EDTA, axit nitric, axit clohiđric ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy:

Trong khoảng nồng độ của EDTA ( 0,01 M; 0,015 M; 0,02 M ), của axit HNO3 ( 0,1 M; 0,15 M; 0,2 M ), của axit HCl ( 0,1 M; 0,15 M; 0,2 M ) khảo sát sự giải hấp Cu2+, Ni2+ và Pb2+ thì ở nồng độ càng cao cho kết quả giải hấp càng tốt.

 Nghiên cứu việc tái sử dụng VLHP chế tạo được từ bã mía cho thấy VLHP sau hai lần tái sinh vẫn còn có khả năng hấp phụ (tách loại) Pb2+ khá tốt.

 Bước đầu sử dụng VLHP chế tạo từ bã mía để tách loại Pb2+ trong mẫu nước thải của các cơ sở sản xuất thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên .

Kết quả cho thấy VLHP có khả năng tách loại Pb2+

có trong nước thải và nếu tiến hành nhiều lần liên tiếp có thể làm giảm hàm lượng Pb2+

trong nước thải đến giới hạn cho phép.

Như vậy, việc sử dụng VLHP chể tạo từ bã mía sau khi biến tính bằng axit xitric để tách loại và thu hồi ion Pb2+ cho kết quả tốt. Sử dụng VLHP này để hấp phụ Pb2+

có quy trình chế tạo VLHP và xử lý nước thải Pb2+ đơn giản, giá thành rẻ và cho hiệu quả cao nên có thể nghiên cứu tiếp triển khai ứng dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của bã mía sau khi biến tính bằng axit xitric và thử nghiệm xử lý môi trường (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)