Nguyên nhân của những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và TM Hòa Phát (Trang 36)

4. Kết cấu của chuyên đề

2.3.3Nguyên nhân của những mặt tồn tại

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

•Vốn kinh doanh của công ty

Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, số vốn lưu động của Công ty còn ở mức khiêm tốn nên công tác đấu thầu cũng như nhập khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Có những hợp đồng mặc dù Công ty đủ năng lực về mặt kỹ thuật nhưng do thiếu vốn, chính vì thế nên Công ty không thể tham gia đấu thầu được.

•Nguồn nhân lực hiện có của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp:

Hiện tại, Công ty còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về máy móc, thiết bị, công nghệ nước ngoài, đặc biệt là hàng hoá thiết bị đồng bộ điều này gây khó khăn cho Công ty trong việc đảm bảo chất lượng, gây kéo dài thời gian kiểm tra máy móc, từ đó gây lãng phí thời gian và tiền của của công ty.

Năng lực kinh doanh xuất nhập khẩu của đội ngũ cán bộ trực tiếp đảm nhận công tác này của Công ty còn chưa đáp ứng được với sự biến động quá nhanh của thị trường. Công ty còn thiếu đội ngũ cán bộ am hiểu sâu rộng về công nghệ, nhất là công nghệ, thiết bị của nước ngoài. Mặt khác, sự kết hợp giữa các phòng ban chưa thật sự chặt chẽ. Điều này cũng làm giảm tính hiệu quả của doanh nghiệp.

Ngoài một số ít nhân viên tham gia trực tiếp trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng và giao dịch với nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tốt, hầu như các nhân viên

GVHD: Nguyễn Anh Minh

trong Công ty thường rất yếu kém về vấn đề này. Điều này là rất mâu thuẫn trong khi đây là một Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này cũng nảy sinh nhiều vấn đề như nếu vắng mặt các nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt thì những nhân viên còn lại sẽ không giải quyết được những công việc phát sinh bất ngờ. Nó phản ánh sự yếu kém trong việc sử dụng nhân lực trong Công ty trong thời gian qua. Thêm vào đó, Công ty còn rất thiếu các kỹ sư cơ khí, công nhân có tay nghề. Trong khi công ty còn chịu trách nhiệm lắp đặt, sửa chữa, bảo hành,…

Cho đến thời điểm hiện tại Công ty vẫn chưa có một chiến lược cụ thể nào cho việc duy trì, phát triển nguồn nhân lực và giữ chân nhân viên có kinh nghiệm. Thực tế cho thấy rất nhiều nhân viên sau từ 3 đến 4 năm làm việc tại công ty, khi đã tích luỹ được kinh nghiệm và các mối quan hệ, thường tìm tới làm việc cho các công ty khác có điều kiện tốt hơn. Hậu quả là hầu như năm nào công ty cũng phải thực hiện việc tuyển dụng bổ sung thay thế. Để làm việc này, công ty lại mất thêm chi phí, thời gian và công sức. Thêm vào đó, thời gian đầu, nhân viên mới còn bỡ ngỡ, làm việc chưa tốt và điều đó càng làm cho hiệu quả sử dụng lao động của công ty giảm xuống. Ngoài ra khi một nhân viên kinh doanh ra đi, nguy cơ họ kéo theo một lượng khách hàng quen của công ty là không nhỏ.

Như vậy, việc lượng lao động không ổn định có thể làm tăng chi phí tuyển dụng, đào tạo, giảm doanh thu do mất khách hàng, và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Điều kiện làm việc của nhân viên trong công ty cũng không được tốt. Do văn phòng nhỏ hẹp nên không gian dàn riêng cho từng nhân viên không nhiều. Điều này cũng có ảnh hưởng tới tâm lý, sự chủ động của nhân viên, làm cho hiệu quả sử dụng lao động của công ty giảm xuống. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng chi phí bán hàng, chi phí thời gian, công sức và làm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

•Công ty còn thiếu các chiến lược phát triển dài hạn mặc dù hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty:

Hiện nay, công ty vẫn chưa có một chiến lược phát triển dài hạn cho hoạt động nhập khẩu. Các đơn hàng vẫn được thực hiện theo kiểu được đến đâu hay đến đó. Những vấn đề cơ bản như, những năm tới sẽ nhập khẩu mặt hàng gì, mở rộng thị

GVHD: Nguyễn Anh Minh

trường đến đâu cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Chính vì vậy, điều này dẫn tới việc công ty không xác định được những việc cần làm trong hiện tại để công ty có thể phát triển trong tương lai như công ty sẽ cần bao nhiêu vốn, huy động vốn từ nguồn nào, cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên, chi phí cho hoạt động nhập khẩu sẽ tăng bao nhiêu, muốn giảm chi phí phải làm thế nào,… Thực tế là công ty đang phải đối mặt với những khó khăn phát sinh từ việc lạm phát gia tăng mà công ty không thể kiểm soát được. Thiếu ý thức về những thách thức mà mình sẽ gặp phải khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, công ty đã không có những sự chuẩn bị cần thiết. Hậu quả là doanh thu trong năm đó giảm. Và sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cuối năm 2009 cũng đã ảnh hưởng đế doanh thu, chi phí và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Hầu hết các mục tiêu của công ty đề ra đều nằm trong ngắn hạn hoặc mang tính định hướng chung chung chứ không thể hiện rõ là sẽ thực hiện hay thực hiện như thế nào. Điều này khiến công ty hạn chế tầm nhìn trong tương lai và không có được bất cứ ý niệm nào về bản thân trong mười năm tới.

Thêm vào đó, việc không xác định các mục tiêu dài hạn sẽ khiến công ty dễ mất phương hướng trong kinh doanh khi xuất hiện những biến động tiêu cực trên thị trường. Đây thực sự là một nhược điểm thường gặp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam mà Công ty cần khắc phục để có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Nói tóm lại, không phát triển một chiến lược dài hạn, Công ty có thể lâm vào tình trạng vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài, thụ động trước những biến động của môi trường kinh doanh, không dự đoán được sự gia tăng chi phí và các yếu tố khác, rủi ro tăng lên khiến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty có nguy cơ giảm sút.

•Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao thương hiệu và quản lý hoạt động nhập khẩu của Công ty được thực hiện chưa hiệu quả:

Thực tế là trong điều kiện thế giới mạng ngày một phát triển mạnh mẽ, quảng cáo trên mạng đang được ứng dụng một cách phổ biến thì một công ty có một trang web riêng là rất cần thiết. Thế nhưng, công ty lại không có được một web riêng. Chi

GVHD: Nguyễn Anh Minh

phí để tạo ra và duy trì một trang web là không nhiều nhưng những lợi ích mà nó mang lại là không hề nhỏ. Website là nơi đối tác, khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp, là nơi quảng bá thương hiệu và khẳng định vị thế. Không có website của mình là công ty đã đánh mất những ưu thế đó. Điều này dẫn tới việc công ty đã đánh mất khả năng phát triển hoạt động bán hàng, việc gia tăng doanh thu hàng nhập khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn, việc tìm kiếm đối tác sẽ có những hạn chế nhất định. Từ đó, gây ra những tác động tiêu cự tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác, việc này còn gây khó khăn cho Công ty trong các hoạt động giao tiếp khác.

•Các hình thức quảng cáo, xúc tiến bán hàng thiếu tính đa dạng nên hiệu quả thu được của Công ty còn thấp:

Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần kinh donah Vinaconex. Nó có khả năng giúp công ty nâng cao doanh thu, hạn chế lượng hàng tồn kho, tăng tốc độ vòng quay vốn lưu động,… Từ đó có những tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty. Tuy nhiên, cho đến nay, Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Các hoạt động giới thiệu sản phẩm chủ yếu dựa vào năng lực của nhân viên bán hàng hay thông qua các hội chợ triển lãm. Ngoài ra, Công ty không có bất cứ chương trình quảng cáo, xúc tiến bán hàng có quy mô nào khác. Thêm vào đó công ty cũng thiếu hẳn đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược bán hàng của công ty trong tương lai. Những nhân tố này hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

•Một số nguyên nhân khác

Về sản phẩm, Công ty còn chưa có các chiến lược cụ thể. Thế mạnh của công ty là nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hóa. Thế nhưng việc nhập sản phẩm lại phụ thuộc vào các dự án trong nước. Do đó, Công ty còn thiếu sự chủ động và thiếu thời gian trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp sao cho đạt hiệu quả nhất. Về công nghệ, nếu có định hướng rõ ràng thì việc nhập khẩu sẽ hiệu quả hơn. Cụ thể, vừa

GVHD: Nguyễn Anh Minh

tiếp cận được công nghệ tiên tiến, tránh tình trạng lỗi thời công nghệ và tiết kiệm được ngoại tệ, đáp ứng được mục đích sử dụng.

Công ty còn chưa tận dụng triệt để tiềm năng của Công ty trong việc quảng bá thương hiệu. Nhiều công ty hiện nay cạnh tranh trên thị trường dựa vào thương hiệu doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

•Thủ tục nhập khẩu còn rườm rà, quy định hành chính còn thiếu thống nhất: Để có thể tiến hành nhập khẩu một đơn hàng máy móc, thiết bị, công ty Hòa Phát phải làm rất nhiều các thủ tục hành chính khác nhau trong đó có các thủ tục thông quan hàng hoá. Việc thực hiện các thủ tục này nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ nhận hàng và các chi phí có liên quan đến việc lưu kho, lưu bãi, vận chuyển và tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty.

Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách hành chính song những hiệu quả thu được vẫn không đủ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với sự biến động của quá trình hội nhập. Các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hải quan còn quá rườm rà và thiếu tính minh bạch. Doanh nghiệp nói chung và công ty Hòa phát nói riêng rất thiếu các thông tin chi tiết về việc áp thuế với từng loại mặt hàng. Do thiếu các cơ sở để quyết định nên việc quyết định mức thuế đối với sản phẩm nhiều khi phụ thuộc vào cảm tính của các cán bộ hải quan. Mặt khác, do phải thích ứng với sự biến động của quá trình hội nhập, các điều luật được thay đổi rất nhanh, các nghị quyết, hướng dẫn thực hiện được ban hành một cách chồng chéo khiến doanh nghiệp rất khó xác định phải làm theo quy định nào cho đúng và phù hợp. Một vấn đề nữa là thời gian hoàn thành các thủ tục thông quan là khá dài. Thông thường, việc kiểm tra lô hàng phải kéo dài từ 7 tiếng đến 8 tiếng nghĩa là gần trọn một ngày làm việc. Không những thế quy trình xử lý thông quan hàng hoá ở các cảng khác nhau cũng có nhiều khác biệt nên dẫm tới những khó khăn cho công ty trong quá trình nhập khẩu. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện các thủ tục thông quan. Tuy nhiên, biện pháp này không đem lại nhiều hiệu quả như mong muốn. Việc khai báo qua máy tính quá dài cà chi tiết. Thêm vào đó, Nhà nước chưa có sự quảng bá, giới

GVHD: Nguyễn Anh Minh

thiệu đầy đủ về hình thức này khiến cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Hòa Phát nói riêng vốn đã quen với cách làm cũ, không mấy quan tâm tìm hiểu.

•Việc thực hiện các chính sách ưu đãi trong nhập khẩu máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được còn chưa hiệu quả

Để doanh nghiệp có thể hạn chế các chi phí nhập khẩu thì các yếu tố có liên quan đến cơ sở hạ tầng như nhà kho, bến bãi, đường xá, phương tiện vận tải,… đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, các cảng nước sâu của Việt Nam còn quá ít ỏi dẫn đến việc vận chuyển hàng hoá bằng tàu có trọng tải lớn là khá khó khăn. Tàu chỉ có thể cập bến ở một số cảng nhất định hoặc chấp nhận chuyển tải qua các tàu nhỏ hơn để chuyển hàng hoá vào cảng. Điều này làm gia tăng chi phí nhập khẩu, ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm và khả năng tiêu thụ. Ngoài ra, năng lực vận tải của các doanh nghiệp vận tải trong nước còn rất yếu. Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải thuê các hãng tàu nước ngoài hoặc chấp nhận ký hợp đồng nhập khẩu theo giá FOB. Do đó, công ty sẽ gặp khó khăn trong những vấn đề có liên quan đến quản lý chi phí và gia tăng rủi ro. Thêm vào đó, việc đường xá kém chất lượng, vận chuyển hàng hoá không thông suốt cũng dẫn đến các khoản tăng thêm trong chi phí nhập khẩu của công ty.

Những chính sách ưu đãi cho hoạt động nhập khẩu được đưa ra đạt hiệu quả chưa cao. Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị như công ty có nhu cầu vốn lớn thì các chính sách ưu đãi tín dụng hầu như là không có. Điều này khiến công ty hàng năm phải trả một khoản lãi vay ngân hàng khá lớn, làm gia tăng chi phí nhập khẩu và hạn chế hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành thì những hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu gồm có: thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng trực tiếp vàp hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị máy móc, phụ tùng thay thế, phương

GVHD: Nguyễn Anh Minh

tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí. Như vậy, đối tượng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu có nghĩa là không phải nôp thuế GTGT tại khâu này và do đó, không có thuế đầu vào để được khấu trừ khi tính thuế đầu ra. Đương nhiên, các loại hàng hoá này khi đã nhập khẩu mà chuyển sang sử dụng sai mục đích nhập khẩu ban đầu sẽ bị truy nộp thuế. Để được hưởng chính sách ưu đãi này, khi xác định hàng hoá không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ như: hợp đồng nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu); giấy báo trúng thầu và hợp đồng bán cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là đơn vị trúng thầu cung cấp hàng hoá cho các đối tượng, sử dụng cho các mục đích nhập khẩu được miễn thuế); hợp đồng cho thuê tài chính (nếu doanh nghiệp nhập khẩu là công ty cho thuê tài chính) và xác nhận của giám đốc doanh nghiệp cam kết về các loại hàng hoá nhập khẩu để sử dụng làm tài sản cố định của dự án đầu tư (hoặc sử dụng trực tiếp vàp hoạt động nghiên cứu khoa học và phat triển công nghệ; sử dụng vào hoạt động thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; cam kết hàng hoá nhập khẩu là loại chuyên dùng cho máy bay).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và TM Hòa Phát (Trang 36)