Nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và TM Hòa Phát (Trang 29)

4. Kết cấu của chuyên đề

2.2.1.Nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác

- Nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường trong nước:

+ Đối với hình thức nhập khẩu theo đơn hàng:

Thứ nhất, công ty nghiên cứu xu hướng nhập khẩu vật tư thiết bị của nền kinh tế nói chung và danh mục nhập khẩu của công ty nói riêng nhằm xây dựng tầm nhìn tổng quan về xu hướng tiêu dùng và sản xuất của thị trường; tích cực tìm kiếm thông tin về khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các máy móc, vật tư thiết bị không có tại thị trường trong nước hoặc có nhu cầu nhập khẩu để chào hàng.

Thứ hai, công ty chủ động thu thập thông báo mời thầu qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, truyền hình, website riêng của các công ty – áp dụng đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức rộng rãi. Bên cạnh đó, công ty cũng luôn cố gắng tận dụng các mối quan hệ, không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng hoạt động nhập khẩu của mình để tìm kiếm các gói thầu đấu thầu theo phương thức đấu thầu hạn chế (đấu thầu chỉ định).

+ Đối với hình thức nhập khẩu để bán:

Để nhận biệt mặt hàng cần nhập khẩu, công ty quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu của các ngành sản xuất trong nước; cố gắng nắm bắt đầy đủ từng mức giá cho từng điều kiện mua bán kèm theo dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung ứng phụ tùng thay thế,…; nghiên cứu kỹ lưỡng để có những dự đoán về biến động thị trường trong nước từ đó có những chiến lược nhập khẩu thích hợp, giảm nguy cơ rủi ro, không tiêu thụ được hàng hoá nhập khẩu. Ngoài ra, công ty cũng phải nắm vững các chủ trương và chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước để từ đó tập trung vào nhập khẩu những vật tư, thiết bị phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Nghiên cứu thị trường ngoài nước:

Phương pháp nghiên cứu của công ty thường áp dụng là phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua các tài liệu, sách báo; thông tin cập nhật diễn biến giá cả thị

GVHD: Nguyễn Anh Minh

trường, tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ mạnh; đơn đặt hàng; hoặc các văn phòng nhân sự, đại diện của hãng.

Trong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài cho hình thức nhập khẩu theo gói thầu thì khâu lựa chọn đối tác, nghiên cứu giá cả và nghiên cứu tỷ giá hối đoái là ba khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng hàng hoá nhập khẩu và kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty.

+ Lựa chọn đối tác:

Công ty tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan tới quốc gia đối tác như lợi thế so sánh của quốc gia này về các sản phẩm doanh nghiệp dự tính nhập khẩu; chính sách và tập quán thương mại (hàng rào thuế quan, tự do thương mại,…); sự ổn định tình hình chính trị, xã hội và tận dụng lợi thế yếu tố địa lý nhằm giảm thiểu tối đa chi phí vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó, công ty đánh giá doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu dựa trên các tiêu chí: loại hình doanh nghiệp, uy tín, thực trạng kinh doanh của họ hiện nay (vốn, cơ sở vật chất lỹ thuật, lao động, trình độ công nghệ, hệ thống chi nhánh và đại lý,… như thế nào?) và vai trò của mặt hàng công ty nhập khẩu trong cơ cấu danh mục sản phẩm của họ.

+ Nghiên cứu giá cả:

Đối với những mặt hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị do có cơ cấu phức tạp, thời gian sản xuất cần thiết dài, sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu và giá bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách giá cả của các tập đoàn sản xuất vì thế nên xu hướng biến động giá cả của loại mặt hàng này ít và chậm hơn các loại hàng hoá khác. Nắm bắt được xu hướng chung này và kết hợp đánh giá một cách cẩn trọng các yếu tố như lũng đoạn về giá, cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường,… để công ty có thể có được một cái nhìn tổng quan và tương đối chính xác về giá cả quốc tế những loại hàng hoá này.

+ Nghiên cứu thị trường hối đoái:

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Hòa Phát rất chú trọng tới công tác này vì nó có ảnh hưởng lớn tới chính sách giá cả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Khi giá ngoại tệ tăng lên so với nội tệ, công ty sẽ phải chi nhiều nội tệ hơn để mua một số lượng ngoại tệ nhất định để nhập hàng, quyền lợi

GVHD: Nguyễn Anh Minh

công ty có thể bị thiệt hại vì không những công ty phải bỏ nhiều nội tệ hơn để mua hàng mà hàng nhập về còn phải bán với giá cao hơn giá ký kết trong hợp đồng (trong trường hợp giá ký kết thấp hơn) mới có lời.

Đối với hình thức nhập khẩu để bán, ngoài việc quan tâm tới ba khâu kể trên, công ty còn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung liên quan tới tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, công nghệ và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng tôt nhất yêu cầu phục vụ ngành sản xuất trong nước, chứ không đơn thuần chỉ nhập khẩu theo đơn hàng, gói thầu có sẵn.

Với các đơn hàng có được thông qua đấu thầu thì chuyển sang công đoạn: giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và TM Hòa Phát (Trang 29)