Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại VietcomBank Chi nhánh Hà Tây (Trang 32)

VIETCOMBANK HÀ TÂY

2.2.1Hạn chế và nguyên nhân

2.2.1.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định KHCN là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ. Những hạn chế đó là:

- Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn tương đối phụ thuộc nhiều vào thông tin từ phía khách hàng cung cấp. Thẩm định tín dụng thị trường là một vấn đề khá phức tạp bởi sự biến động của thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác (chính trị, thời tiết, truyền thống, sở thích…). Trong vấn đề này thì việc nắm bắt thông tin và nhận định thông tin thị trường một cách nhanh nhạy là vô cùng cần thiết. Các nguồn thông tin có nhiều song hiện nay đa số các phân tích tín dụng dựa trên nguồn thông tin do đối tượng xin vay cung cấp. Vì thế, trong báo cáo thẩm định những ý kiến về dự báo thị trường, phân tích cung cầu thị trường hoặc là thiếu hoặc là chưa có cơ sở tin cậy. Đây chính là một yếu tố khá quan trọng tác động đến sự thành công của dự án, nó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề trả nợ của người xin vay. Ngoài ra các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa chính xác do phần lớn nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp.

- Cán bộ thẩm định còn thiếu về số lượng và hạn chế kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phần lớn ở độ tuổi còn trẻ, bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên thì do còn chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ trong khi đó khách hàng cá nhân rất đa

dạng không phải khách hàng nào cũng thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Do đó, cán bộ thẩm định phải có trình dộ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về các vấn đề của đời sống xã hội, kinh tế. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mô hình thẩm định theo hướng tập trung tạo những ưu điểm lớn cho ngân hàng, tuy nhiên, do tất cả các hồ sơ của toàn bộ chi nhánh đều thông qua bộ phận thẩm định trong tình hình số lượng nhân viên thẩm định còn thiếu; chính vì vậy, làm cho khối lượng công việc cần xử lý đối với mỗi nhân viên nhiều lúc quá nhiều, đặc biệt trong những dịp cuối năm, khi mà nhu cầu vay vốn của dân cư tăng cao điều này làm cho trong nhiều trường hợp cán bộ thẩm định không thể thẩm định kỹ một bộ hồ sơ, từ đó bỏ qua những sai sót hoặc những hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng, làm cho công tác thẩm định không đạt được hiệu quả như mong muốn, gây rủi ro cho ngân hàng.

- Quy trình thẩm định còn một số bất cập, cán bộ thẩm định đôi khi gặp khó khăn trong quá trình thẩm định do sản phẩm cho vay cá nhân rất đa dạng trong khi quy trình thẩm định đối với khách hàng cá nhân mang tính chung chung không cụ thể hóa cho từng sản phẩm gây khó khăn cho việc thẩm định đặc biệt là đối với những cán bộ chưa có kinh nghiệm.

- Về vấn đề tài sản đảm bảo, ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi bỏ xót những khách hàng có tiềm năng, làm thu hẹp quy mô cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng

2.2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

+ Mặc dù cán bộ thẩm định thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ hồ sơ vay vốn mà còn từ các phương tiện thông tin khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng về khách hàng khi cần thiết đòi hỏi ngân hàng cần phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, nguồn thông tin để ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí

kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng.

+ Do trong chính sách cho vay của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và tập trung chủ yếu là đối với sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo, chính vì vậy tạo cho các cán bộ thẩm định một tâm lý đề cao quá mức tài sản đảm bảo mà không chú ý xem xét các mặt , các điểm tốt trong khả năng chi trả với khách hàng.

- Nguyên nhân khách quan

+ Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toán…của cấp nhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, lại hay thay đổi gây khó khăn cho việc thẩm định. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể cùng với sự can thiệp khá nhiều trong hoạt động cho vay của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp đã làm giảm hiệu quả công tác thẩm định.

+ Tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế năm 2009 gặp nhiều biến động, tình trạng lạm phát, giá cả leo thang làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người vay, dẫn đến giảm khả năng trả nợ làm cho tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân tăng, làm giảm hiệu quả công tác thẩm định tín dụng KHCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại VietcomBank Chi nhánh Hà Tây (Trang 32)