Giải pháp về nội dung thẩm định cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại VietcomBank Chi nhánh Hà Tây (Trang 35)

VIETCOMBANK HÀ TÂY

2.2.3. Giải pháp về nội dung thẩm định cho vay cá nhân

2.2.3.1. Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng

Thông thường khi một khách hàng đến Ngân hàng vay vốn, danh mục các hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn

Ngân hàng quan tâm tới tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ pháp lý. Bởi vì trên thị trường không ít những người lừa đảo lập những phương án kinh doanh, giấy tờ giả để vay vốn Ngân hàng. Để tránh gặp phải những truờng hợp khách hàng lừa đảo, Ngân hàng cần yêu cầu khách hàng cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó để tránh ra những quyết định sai lầm trong cho vay

Việc thẩm định tư cách khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về khách hàng, Ngân hàng sẽ có được kết luận về phong cách làm việc, quản lý điều hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Như vậy, CBTD sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận về tư cách của khách hàng dễ dàng và chủ động hơn

2.2.3.2. Giải pháp về thẩm định tình hình tài chính khách hàng

Việc phân tích tình hình tài chính khách hàng thường dựa vào: phương án sản xuất kinh doanh, tình hình thu nhập hiện tại cũng như thu chi của gia đình, cá thể khách hàng. Phải để phòng rủi ro tài chính bằng cách là phân tích thẩm định kỹ khách hàng,, dự trù khả năng trả nợ trong trường hợp khách hàng bị thua lỗ, hay gặp tai nạn ( với những khách hàng vay vốn mục đích tiêu dùng). Quan tâm đến khách hàng sau khi giải ngân để theo dõi và thông báo trước thời hạn trả nợ…

2.2.3.3. Giải pháp về thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, hao mòn, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng thay đổi. Những biến động về giá trị tài sản do tăng giảm giá thị trường; do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản.

Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, CBTD phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu

TSBĐ luôn có khả năng biến động giá theo thời gian do nhiều yếu tố tác động nên việc định giá tài sản là một việc phức tạp.

2.2.3.4. Các giải pháp khác

 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, kiểm soát giúp ngân hàng ngăn ngừa được những vi phạm và sai sót, nâng cao ý thức cũng như thói quen tuân thủ quy trình nghiệp vụ …tránh những thiệt hại không đáng có. Công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác thẩm định bao gồm:

 Giám sát sự tuân thủ chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng

 Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ chính sách và qui chế thẩm định tín dụng của NH TMCP Ngoại thương

 Giám sát bảo đảm tiền vay và người bảo lãnh

 Kiểm tra việc thực hiện quy trình thẩm định tín dụng

 Kiểm tra hợp đồng vay vốn

 Kiểm tra việc quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện trước, trong và sau quá trình thẩm định đảm bảo tính đúng đắn trước khi ngân hẩng quyết định cho vay

KẾT LUẬN

Thẩm định tín dụng cho vay là một vấn đề hết sức phức tạp, tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Khi công tác thẩm định có hiệu quả, chất lượng phản ánh quyết định tài trợ, đầu tư của Ngân hàng là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng cũng như khách hàng, góp phần quảng bá thương hiệu của Ngân hàng thêm vững mạnh trên thị trường. Nhưng nếu công tác thẩm định gặp phải những vướng mắc, sai sót dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm thì thiệt hại đầu tiên là Ngân hàng phải gánh chịu: Ngân hàng không thu hồi được khoản cho vay, làm giảm uy tín của Ngân hàng, gây tiếng xấu, có thể làm cho khách hàng gửi tiền có tâm lý hoang mang, lo sợ, không an tâm vào ngân hàng và dẫn đến tình trạng mất khách hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng là rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

Trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng TMCP VietcomBank chi nhánh Hà Tây và qua nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập và đã nêu lên được các nội dung:

Khái quát những vấn đề cơ bản về cho vay cá nhân; công tác thẩm định cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại; chất lượng thẩm định tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định

Khái quát và đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TMCP VietcomBank chi nhánh Hà Tây

Trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác thẩm định cho vay tại, Ngân Hàng TMCP VietcomBank chi nhánh Hà Tây em có đề xuất một số giải pháp cũng nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh.

Thời gian thực tập ngắn, trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em còn sơ sai, chưa đi sau vào nghiên cứu những vấn đề của đề tài, không tránh khỏi những sai sót. Nhưng với những kiến thức đã được trang bị và sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi qua các tài liệu tham khảo cũng như quá trình thực tập Ngân Hàng TMCP VietcomBank chi nhánh Hà Tây đã giúp em có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ Ngân hàng hoàn thiện chuyên đề của mình hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ, nhân viên của Ngân Hàng TMCP VietcomBank chi nhánh Hà Tây đã tận tình giúp đỡ Em hoàn thành bài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại VietcomBank Chi nhánh Hà Tây (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w