Phương pháp nhiễu xạ ti aX (XRD):

Một phần của tài liệu Đề tài : Tổng hợp vật liệu zno có cấu trúc một chiều nhằm hướng tới ứng dụng trong pin mặt trời dị thể vô cơ- hữu cơ (Trang 47)

Chương 4: Thực nghiệm

4.5.1.Phương pháp nhiễu xạ ti aX (XRD):

Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chùm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể của chất rắn. Do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể đã tạo nên các cực đại và cực tiểu nhiễu xạ. Kỹ thuật nhiễu xạ tia X được sử dụng để phân tích cấu trúc của vật

48

liệu. Đối với các tinh thể nhỏ có kích thước nanomet, ngoài việc cho biết cấu trúc pha của nano tinh thể, kỹ thuật này còn cho phép ta ước lượng kích thước hạt tinh thể của mẫu.

Nguyên lý chung của phương pháp nhiễu xạ tia X: Chiếu chùm tia X đơn sắc vào tinh thể, khi đó các nguyên tử bị kích thích và trở thành các tâm phát sóng thứ cấp. Các sóng thứ cấp này triệt tiêu với nhau theo một số phương và tăng cường với nhau theo một số phương tạo nên hình ảnh giao thoa. Hình ảnh này phụ thuộc vào cấu trúc của tinh thể. Phân tích hình ảnh đó ta có thể biết được cách sắp xếp các nguyên tử trong ô mạng. Qua đó ta xác định được cấu trúc mạng tinh thể, các pha cấu trúc trong vật liệu và cấu trúc ô mạng cơ sở.

Theo nguyên lý cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian theo một qui luật nhất định, khoảng cách giữa các nút mạng vào khoảng vài Å tức là xấp xỉ với bước sóng tia Rơnghen (tia X). Do đó khi chiếu chùm tia X tới bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong mạng lưới tinh thể thì mạng tinh thể này đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ thành các tâm phát ra các tia phản xạ. Hơn nữa các nguyên tử, ion này được phân bố trên các mặt song song. Do đó, hiệu quang lộ của hai tia phản xạ bất kỳ trên hai mặt phẳng song song cạnh nhau được tính như sau:

∆=2d.sinθ (4.9) Trong đó:

d: Khoảng cách giữa 2 mặt song song

θ : Góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ ∆ : Hiệu quang lộ của 2 tia phản xạ

Theo điều kiện giao thoa, để các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng cùng pha thì hiệu quang trình phải bằng nguyên lần bước sóng, cho nên:

49

Đây là hệ thức Vulf – Bragg, phương trình cơ sở để nghiên cứu cấu trúc mạng tinh thể. Căn cứ vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ, có thể suy ra d. So sánh giá trị d tìm được với d chuẩn sẽ xác định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất cần nghiên cứu. Chính vì vậy phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật chất.

Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện phân tích nhiễu xạ tia X tại Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm thuộc Viện Dầu Khí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài : Tổng hợp vật liệu zno có cấu trúc một chiều nhằm hướng tới ứng dụng trong pin mặt trời dị thể vô cơ- hữu cơ (Trang 47)