Nguồn vốn huy động bằng nội tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại phòng giao dịch huyện khoái châu (Trang 25)

2. Những nội dung cơ bản của chuyên đề

2.2.1: Nguồn vốn huy động bằng nội tệ

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ là nguồn vốn huy động chính của tất cả các NHTM nói chung và NHNO & PTNT huyện khoái châu nói riêng.Đây là phần tài sản nợ (Liabilities) của ngân hàng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phần tài sản này chiếm khoảng 3/4 trên tổng nguồn vốn và là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc huy động vốn bằng nội tệ được thực hiện dưới hình thức, nhiều kì hạn và nhiều mức lãi suất khác nhau.

- Tiền gửi không có kì hạn và có kì hạn :

Tiền gửi không kì hạn hay tiền gửi thanh toán ( Demand Deposit ) là loại tiền mà khách hàng có thể rút ra hoặc gửi thêm vào bất kì thời gian nào. Thông thường khách hàng gửi loại tiền này với mục đích thanh toán vì lãi suất của loại tiền gửi không có kì hạn rất thấp, thậm chí có nước còn không trả lãi. Ở Việt Nam, tiền gửi không kì hạn gồm 2 loại:

+ Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Tài khoản này không được hưởng lãi trực tiếp mà người gửi chỉ được hưởng lãi gián tiếp thông qua các dịch vụ thanh toán và có thể dùng để kí quỹ đảm bảo thanh toán, séc

(cheque) hoặc mở thư tín dụng ( letter of credit )… Ở Mỹ tài khoản này được gọi là tài khoản tiền gửi theo yêu cầu.

+ Tiền gửi thanh toán dùng cho cá nhân. Tiền gửi của tài khoản này phục vụ cho các nhu cầu thanh toán qua ngân hàng như séc, thẻ thanh toán… Ở Mỹ tài khoản này được gọi là tài khoản hiện thời (now). Ở Việt Nam, theo quyết định số 22/ QD- NHNN ngày 21/12/1994 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì tất cả mọi cá nhân đều có thể mở tài khoản để dùng cho việc chi trả còn trước năm 1994 tài khoản tiền gửi thanh toán chỉ mở cho các tổ chức kinh tế.

- Tiền gửi có kì hạn (Time Deposit):

Các khách hàng có nguồn thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến trong thời gian nhất định có thể gửi vào ngân hàng theo hình thức có kì hạn và chỉ được phép rút khi đến kì hạn. Tiền gửi có kì hạn có lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn và người gửi có mục đích sinh lời là chính. Do áp lực cạnh tranh mà những ngân hàng cũng có thể cho khách rút tiền trước hạn, có thể hưởng lãi suất không kì hạn hoặc không trả lãi, tùy thuộc vào quyết đinh của giám đốc ngân hàng.

Công thức tính lãi:

Tiền lãi tiền gửi = Số dư tiền gửi * lãi suất thời hạn gửi

- Tiền gửi tiết kiệm ( Saving Deposit)

Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tích lũy một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm cũng được chia thành 2 loại :

- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, là sản phẩm của ngân hàng cung ứng cho khách hàng, giúp tích lũy những khoản tiền nhỏ đáp ứng một khoản tiền chi tiêu nào đó mà vẫn được hưởng lãi. Tài khoản này khách hàng có thể rút ra hay gửi thêm bất kì lúc nào nhưng không được dùng để thanh toán. Do tính chất không ổn định nên lãi suất tiền gửi không kì hạn thường thấp.

- Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn là khoản tiền tích lũy có tính chất như tiền gửi có kì hạn thông thường.

• Nguồn vốn khác :

- Phát hành các chứng từ có giá. Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại nguồn vốn này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn. Các chứng từ có giá do NHTM phát hành gồm có chứng chỉ tiền

- Vay của ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính tín dụng khác hay nhận điều hòa vốn từ cấp trên… nhằm thực hiện các mục đích cấp thiết cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Tạo vốn khác như dịch vụ làm trung gian thanh toán, nhân ủy thác, kí gửi… qua đó khách hàng sẽ phải trả những khoản phí thanh toán hay vốn ủy thác kí gửi ngân có thể dùng vào kinh doanh nhưng với thời gian ngắn để đảm bảo thực hiện các mục đích cho khách hàng.

Những nguồn vốn huy động bằng nội tệ rất phong phú và đa dạng. Ở NHNO & PTNT huyện khoái châu thực trạng huy động vốn bằng nội tệ ra sao, chúng ta sẽ xét về góc độ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và nguồn vốn huy động bằng nội tệ khác.

2.2.1.a. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Nằm trên địa bàn dân cư đông đúc nên khoản tiền tiết kiệm của dân cư là một khoản tiền gửi lớn của ngân hàng. Khách hàng ở đây là tất cả mọi người dân có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng đến mang gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản lợi nhuận. Sau đây là số liệu huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư của NHNN & PTNT huyện khoái châu qua 4 năm được thể hiện ở bảng 3:

Qua bảng 3 ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ từ tiết kiệm dân cư tương đối ổn định về mặt số lượng, không có biến động lớn tuy có giảm vào năm 2011 nhưng tỉ trọng luôn chiếm 90%. Sở dĩ có hiện tượng này là do kết cấu của nguồn vốn tiết kiệm dân cư:

+ Tiền gửi không kì hạn thời kì 2008- 2009 có tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và giảm 3,67% ( 4,6% - 8,27% ) vào năm 2010. Tuy nhiên đến thời kì 2010- 2011 nguồn vốn này tăng một cách bất ngờ, tỉ trọng lên tới 9,14% còn tốc độ tăng trưởng là 5.030 ( triệu đồng ) tương ứng với tỉ lệ tăng 86,87% Nếu như tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng của tiền gửi không kì hạn trong dân cư tăng sẽ tác động đến các nguồn vốn huy động khác.

+ Tiền gửi dưới 12 tháng luôn giữ vị trí chủ đạo trong nguồn vốn tiết kiệm dân cư cũng như trong tổng nguồn vốn huy động. Kì hạn dưới 12 tháng liên tục tăng trong giai đoạn 2008- 2011. Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào thời kì 2010- 2011 với số tiền 9.670(triệu đồng ) tương ứng với tỉ lệ tăng 14,46%. + Tiền gửi trên 12 tháng lại tỉ lệ nghịch với hai loại tiền gửi trên. Thời kì 2008- 2011 tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 9.183( triệu đồng ) với tỉ lệ tăng

27,1% và tỉ trọng cũng tăng 5,87% ( 34,31%- 28,44%). Đà tăng bị dừng lại vào năm 2011 với mức giảm chỉ còn 17,59% trong tổng nguồn, tốc độ tăng trưởng giảm với một con số kỉ lục 22.225 (triệu đồng) và tỉ lệ giảm tương ứng 51,59%.

Bảng 3: Biến động nguồn vốn tiết kiệm dân cư của NHNO & PTNT huyện khoái châu Năm Chỉ tiêu 2008 Số tiền Tỉ Trọng% 2009 Số tiền Tỉ Trọng% 2010 Số tiền Tỉ Trọng % 2011 Số tiền Tỉ Trọng % Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Tiền lệ tiền lệ tiền lệ Tiết kiệm dân cư 107.414 89,69 109.417 91,82 115.730 92,15 108.205 91,36 6228 5,07 6313 5,77 -7525 -6,5 1.Không kì hạn 9.115 8,02 9.850 8,27 5.790 4,6 10.820 9,14 -3873 -38,95 -4060 -41,22 5030 86,87 2.Dưới 12 tháng 60.772 53,26 65.970 55,11 66.860 53,24 76.530 64,63 1009 1,53 1190 1,81 9670 14,46 3.Trên 12 tháng 31.113 25,11 33.897 28,44 43.080 34,31 20.855 17,59 8234 25,2 9183 27,1 22225 -51,59 Tổng nguồn vốn huy

Nguyên nhân của hiện tượng tăng giảm không đều trên là do tác động của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Năm 2011 nền kinh tế tăng trưởng đạt 8,17% lạm phát không cao, đời sống nhân dân ổn định và được nâng cao kết hợp với chính sách huy động vốn hiệu quả nên nguồn tiền gửi trên 12 tháng tăng 27,1% so với năm 2009. Năm 2011 là năm nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới bằng sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế giới WTO ( World Trade Organization) cuối năm 2006. Tác động của tất cả các nền kinh tế làm ảnh hưởng đến giá cả nền kinh tế trong nước làm cho tỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) tăng đến 12,63% cao nhất trong vòng 10 năm qua, lạm phát thực tế tăng đến 2 con số. Chính những điều đó làm cho lãi suất thực của huy động vốn so với lãi suất danh nghĩa là một con số âm. Điều này làm cho nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư không được đem vào ngân hàng gửi mà được đem đi đầu tư vào những nguồn vốn khác như: vàng, bất động sản, chứng khoán… hoặc gửi vào ngân hàng thì cũng với kì hạn ngắn.

Việc mở rộng các hình thức huy động vốn, lãi suất huy động mà phù hợp, công tác chi trả thuận tiện, nhanh chóng, uy tín có tác động mạnh đến nguồn tiền gửi này. Do đó để nguồn tiết kiệm tăng trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng cường uy tín của mình với lãi suất thích hợp đối phó với từng thời kì. Nguồn vốn này có thể biến động theo từng thời điểm như vào những đợt cuối năm âm lịch hay vào mùa vụ, dân chúng thường rút tiền nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu nên ngân hàng cần có lượng vốn sẵn sang để chi trả và duy trì hoạt động cho vay của mình.

Nguồn vốn tiết kiệm dân cư chiếm tỉ lệ lớn được minh họa bằng biểu đồ tỉ trọng nguồn vốn tiết kiệm dân cư của NHNO & PTNT huyện khoái châu như sau:

Biểu đồ: Tỉ trọng vốn tiết kiệm dân cư của NHNO & PTNT huyện khoái châu: Triệu đồng 125593 119165 115730 118406 109417108205 108205 2009 2010 2011 năm Ghi chú:

Nguồn vốn tiết kiệm dân cư

Tổng nguồn vốn huy động

2.2.1.b. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn mà ngân hàng phục vụ không nhiều, do đây là vùng trồng trọt nông nghiệp vẫn chiếm chỉ đạo. Tuy nhiên theo mục tiêu của huyện thì đến năm 2012 huyện phấn đấu đưa huyện khoái châu trở thành huyện công nghiệp. Các tổ chức kinh tế trên địa bàn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tiến, công ty trách nhiệm hữu hạn giống cây ăn quả hưng yên, công ty may Duy Khương,… Lượng vốn gửi vào ngân hàng của các tổ chức kinh tế này ra sao chúng ta xem bảng 4:

Qua bảng 4 ta thấy nguồn nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế liên tục tăng trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011.

Bảng 4: Biến động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NHNO & PTNT huyện khoái châu Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 Số tiền Tỉ Trọng% 2009 Số tiền Tỉ Trọng% 2010 Số tiền Tỉ Trọng% 2011 Số tiền Tỉ Trọng% Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Tiền Lệ Tiền Lệ Tiền Lệ Tiền gửi của tổ chức

Kinh tế 4235 3,5 4653 3,9 4836 3,85 5686 4,8 105 3,43 183 3,93 850 17,58 1.DN nhà nước 1045 1,01 1250 1,05 1380 1,1 1750 1,48 115 8,7 130 10,4 370 26,81 2.DN tư nhân 3233 2,45 3403 2,85 3456 2,75 3936 3,32 45 1,21 53 1,56 48 13,89 Tổng nguồn huy động 109934 100 119165 100 125593 100 118406 100 5976 4,92 6428 5,39 -718 -5,72

Thời kì 2008- 2009, tỉ trọng nguồn vốn có giảm 0,05% ( 3,83% - 3,9%) nhưng tốc độ tăng 183 (triệu đồng) tương ứng với tỉ lệ tăng 3,93%. Nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít. Khối doanh nghiệp nhà nước không nhiều bằng khối lượng doanh nghiệp tư nhân nên sự đóng góp cho tổng nguồn còn thấp. Tuy nhiên nguồn tiền từ doanh nghiệp tư nhân có giảm làm cho tỉ trọng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế cũng giảm.

Thời kì 2010- 2011 dù có cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực nhưng tốc đọ tăng trưởng vẫn đạt 850 (triệu đồng) tương ứng với tỉ lệ tăng 17,58% so với năm 2010. Mức tăng này gấp 5 lần mức tăng của giai đoạn trước ( 850/ 183= 4,64 lần ). Dấu hiệu tăng này tương đối khả quan trước tình hình bất ổn của thị trường tiền tệ. Sự tăng này là do nguồn vốn từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cùng tăng. Tăng cao hơn cả khối doanh nghiệp nhà nước với mức tăng 370 ( triệu đồng) và tỉ lệ tăng là 26,81%. Tỉ trọng đóng góp vào tổng nguồn cũng tăng lên 4,8%.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số phòng giao dịch của ngân hàng khác như ngân hàng Kỹ thương ( Techcombank ), Qũy tín dụng nhân dân( People’s Credit Fund)… ,các doanh nghiệp tư nhân muốn chọn loại hình tín dụng này do thủ tục đơn giản, đặc biệt là giao dịch một cửa trong việc họ đến gửi tiền cũng như rút tiền cho mục đích của mình, đảm bảo đúng tiến độ để các tổ chức kinh tế đó thực hiện các hợp đồng mới, nhằm đem lại lợi nhuận cao. Thiết nghĩ trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để thu hút lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế nhiều hơn.

Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thường đáp ứng cho nhu cầu thanh toán tiền hàng và chi trả của doanh nghiệp như trả lương, thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán bảo hiểm, điện thoại… đặc biệt là khi huyện khoái châu ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở ra nên NHNO & PTNN huyện khoái châu đã và đang đặt mối quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Mặc dù tiền gửi của các doanh nghiệp này là tiền gửi thanh toán nhưng về lâu về dài thì nguồn tiền gửi này khá ổn định do các doanh nghiệp ít khi rút tiền cùng về một lúc và rút hết ở tài khoản. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải làm sao thu hút tốt và quản lí thật hiệu quả nguồn

tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn.

2.2.1.c Nguồn vốn huy động bằng nội tệ khác

Những nguồn vốn huy động bằng nội tệ khác của NHNO & PTNT huyện khoái châu bao gồm phát hành kì phiếu ngân hàng, dịch vụ thanh toán bảo hiểm, điện thoại, kí gửi, ủy thác… Đây là nguồn vốn có tỉ trọng không cao trong tổng nguồn huy động. Mức biến động của nguồn vốn huy động bằng nội tệ khác được thể hiện ở bảng 5 sau:

Bảng 5. Biến động nguồn vốn huy động bằng nội tệ khác của NHNO & PTNT huyện khoái châu Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 Số tiền Tỉ Trọng% 2009 Số tiền Tỉ Trọng% 2010 Số tiền Tỉ Trọng% 2011 Số tiền Tỉ Trọng% Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 2010/2009 2011/2009 Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% Nguồn vốn huy Động khác 580 0,45 605 0,51 620 0,49 404 0,35 11 2,03 15 2,48 -216 -34,84 1.Phát hành GTCG 21 0,2 25 0,2 30 0,2 70 0,07 4 17 5 20 40 133 2.Khác 550 565 580 0,49 590 0,47 334 0,28 8 1,52 10 1,72 -256 -43,39 Tổng nguồn vốn Huy động 109843 100 119165 100 125593 100 118406 100 6125 5,02 6428 5,39 -7187 -5,72

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ khác, qua bảng trên ta thấy rằng nó biến động tăng giảm không đều ở các năm nhận xét:

Thời kì 2008- 2009 mức tăng không nhiều, chỉ tăng 11 (triệu đồng ) tương ứng với tỉ lệ tăng 2,03%.Nguồn vốn huy động bằng nội tệ được NHNO & PTNT huyện khoái châu được qua nhiều phương pháp khác. Công tác tiếp thị các dịch vụ của ngân hàng được cung cấp cho khách hàng. Chất lượng phục vụ cao hơn. Thời kì 2009- 2010 mức tăng không nhiều, chỉ tăng 15 (triệu đồng ) tương ứng với tỉ lệ tăng 2,48% . Nguyên nhân có thể do phát hành giấy tờ có giá tăng trưởng đến 20% và nguồn vốn khác cũng tăng. Sở dĩ việc tăng của nguồn vốn khác là do thời kì này NHNN & PTNT huyện khoái châu đã tăng cường các dịch vụ ngân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại phòng giao dịch huyện khoái châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w