TY TNHH WINMARK VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu vấn đề quản trị kênh phân phố

Một phần của tài liệu Quản trị kênh phân phối sản phẩm chất tẩy rửa của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội (Trang 29)

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu vấn đề quản trị kênh phân phối sản phẩm chất tẩy rửa của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội

4.1.1 Thành công đạt được

Qua những phân tích về các nhân tố ảnh hưởng cũng như chỉ tiêu đánh giá kênh phân phối của công ty TNHH Winmark Việt Nam có thể thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty, đặc biệt là công tác quản trị kênh phân phối. Vượt lên trên khó khăn công ty đã có những thành tựu đáng kể như sau:

- Công ty đã đạt được mức tăng trưởng hàng năm về doanh thu, lợi nhuận cũng

như thu nhập bình quân đầu người chứng tỏ công ty đang có tình hình kinh doanh và có triển vọng phát triển.

- Công ty đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối khá hoàn chỉnh. - Duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.

- Tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các khách hàng. Tiến hàn kiểm tra, theo dõi hoạt động của các thành viên kênh thường xuyên nên đã xử lý được cơ bản những mâu thuẫn trong nội bộ thành viên kênh.

Những thành công này đã giúp cho hệ thống kênh phân phối của công ty ngày càng phát triển rộng khắp và đạt được sự tăng trưởng bền vững.

4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được ta không thể không quan tâm đến những hạn chế còn tồn tại sau:

- Nhìn chung, trình độ nhân viên thị trường còn hạn chế nên không đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của công ty. Nhiều nhân viên không có được hiểu biết cần thiết về sản phẩm nên không thể thuyết phục khách hàng; không nắm rõ các chương trình xúc tiến của các nhà cung cấp và có thái độ trông chờ vào các nhà cung cấp. Chính những điều này đã kéo theo nhiều hạn chế khác trong kênh phân phối.

- Hoạt động quản trị kênh phân phối còn nhiều bất cập, chưa có chương trình quản trị kênh khoa học có tính lâu dài.

- Số lượng trung gian trên thị trường Miền Bắc còn hạn chế.

- Hoạt động khuyến khích thành viên kênh kém đa dạng về hình thức và kém sức hấp dẫn về nội dung. Nó không khuyến khích sự họp tác lâu dài và có lợi cho đôi bên mà chỉ có tính thúc đẩy tiêu thụ trong thời điểm đó.

- Việc nhận biêt nhu cầu và khỏ khăn của các thành viên trong kênh còn chưí tốt, nhiều khi công ty đã đổi xử không công bàng giữa các thành viên nên gây ĩí những xung đột không đáng có.

- Mức độ đảm bảo dịch vụ khách hàng chưa thực sự ổn định như công ty mong muốn, nhiều khi còn xảy ra hiện tượng thiếu hàng cung cấp cho khách hàng.

Muốn phát triển quản trị kênh phân phối thì các nhà quản tri kênh cần giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại này.

4.1.3 Nguyên nhân tồn tại

4.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

 Nguyên nhân tích cực:

Trong những năm gần đây nền kinh tể nước ta có mức tăng trưởng cao, làm cho mức sổng của người dân được nâng cao do đó nhu cầu mua sản phẩm thiết bị ngành

nước phục vụ cho xây dựng dân dụng cũng tăng lên. Tốc độ đô thị hóa ở các tỉnh trong cả nước đang diễn ra mạnh nên sức tiêu thụ ở các thị trường tăng đồng loạt.

Môi trường chính trị ổn định và pháp luật được sửa đổi đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Những hoạt động marketing cùng với sự trợ giúp của các nhà cung cấp đã giúp I cho hoạt động quản trị kênh của công ty thuận lợi hơn.

 Nguyên nhân tiêu cực:

Việt Nam gia nhập WTO cùng với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu làm cho công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ có uy tín trên thị trường có tiềm lực mạnh về kinh tế và khoa học kỹ thuật làm cho hoạt động quản trị kênh của công ty trở lên khó khăn hơn

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải chưa được thuận lợi nên ảnh hưởng tói chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Ảnh hưởng của lạm phát và sự tăng giá của xăng dầu đã đẩy chi phí kinh doanl của công ty tăng lên làm cho lợi nhuận giảm.

4.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân tích cực:

Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên hoạt động kinh doanh của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty rất chủ động trong việc thực hiện các cuộc tiếp xúc với các thành vièt kênh, thúc đẩy họ hoạt động tích cực và duy trì mối quan hệ tốt với họ.

Nguyên nhân tiêu cực:

- Trình độ chuyên môn của các nhân viên thị trường còn hạn chế. Điều này gây ành hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty vì những nhân viên này là cầu nổi quan trọng giữa công ty và khách hàng.

- Công ty chưa có chương trình, kế hoạch quản trị kênh một cách khoa học và hiệu quả, còn trông chờ vào các chương trình xúc tiến của các nhà cung cấp.

- Công ty áp dụng chính sách hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng nhưng việc kiểm

soát các chi phí này chưa hiệu quả nên làm tăng chi phí phân phối của công ty. - Công ty không có phòng Marketing riêng, mọi công việc đều do phòng kinh doanh

thực hiện nên không cỏ tính chuyên môn hóa, chất lượng công việc chưa cao.

- Sự đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chủ yếu là do phòng kinh doanh thực hiện với các kỹ thuật thô sơ chứ không thuê các chuyên gia Markeíing chuyên nghiệp nên các kết quả thu được thiếu tính chính xác, khả năng ứng dụng không cao

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề về quản trị kênh phân phối sản phẩm chất tẩy rửa phối sản phẩm chất tẩy rửa

4.2.1 Dự báo xu thế môi trường và thị trường tới tác động sản phẩm chất tẩy rửa trong thời gian tới rửa trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quản trị kênh phân phối sản phẩm chất tẩy rửa của công ty TNHH Winmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội (Trang 29)