Đặc điểm cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.1.3. Đặc điểm cán bộ, công chức

Qua nghiên cứu cho thấy công chức có các đặc điểm căn bản nhƣ:

chức thực hiện thƣờng xuyên một công vụ theo nghiệp vụ chuyên môn mà công chức đó đảm nhiệm (kế toán, kiểm toán, văn thƣ...);

- Tính quan liêu (bureaucratic). Tính quan liêu trong thực thi công vụ thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau nhƣ không phụ thuộc vào bất kỳ một tác động nào khác của chính trị, kinh tế hay dân sự. Công chức thực hiện công vụ theo một quy trình công tác đã đƣợc pháp luật xác định và họ không có quyền thay đổi nếu không đƣợc pháp luật cho phép;

- Tính thứ bậc. Công chức đƣợc chia thành những bậc hạng khác nhau tuỳ theo tính chất, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của công việc và đƣợc bổ nhiệm vào vị trí công tác theo thứ bậc đó (Ví dụ: Công chức ở Trung Quốc chia thành 15 bậc, cao nhất là Thủ tƣớng Quốc vụ viện và thấp nhất là cán sự);

- Tính đƣợc nhà nƣớc trả lƣơng. Vì công chức thực thi công vụ nhà nƣớc do vậy đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách của nhà nƣớc. Đặc điểm này giúp ta phân biệt công chức với những ngƣời là việc ở các doanh nghiệp và khu vực tƣ nhân hƣởng lƣơng không do nhà nƣớc chi trả.

Tuỳ theo quan điểm trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức mà mỗi nƣớc có sự nhấn mạnh, chú trọng nhiều hơn đến một trong số các đặc điểm trên theo đó tạo nên sự khác nhau trong quan niệm về công chức. Ví dụ: các nƣớc nhƣ Pháp, Đức... coi trọng tính nghề nghiệp của công chức trong khi đó các nƣớc theo chế độ công vụ việc làm nhƣ Anh, Mỹ... không chú trọng nhiều đến đặc điểm này.

Ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc nói riêng, đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với quá trình cách mạng của nƣớc ta, trải qua các thời kì khác nhau.

- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc Việt Nam là một bộ phận nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống chính trị do Đảng cộng sản

Việt Nam lãnh đạo. Theo quy định hiện hành, những ngƣời làm việc trong hệ thống chính trị đều đƣợc coi là cán bộ, công chức nhà nƣớc, những ngƣời đang làm việc thuộc khối nhà nƣớc (làm công tác quản lý nhà nƣớc) là công chức hành chính nhà nƣớc.

- Ở Việt Nam có sự luân chuyển bố trí cán bộ, công chức giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Lao động của cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc là loại lao động trí tuệ phức tạp trong hệ thống quản lý nhà nƣớc. Do đặc thù của lĩnh vực quản lý nhà nƣớc là đa ngành, đa lĩnh vực nên công chức hành chính nhà nƣớc ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có đặc thù quản lý khác nhau. Điều đó đƣợc thể hiện qua một số đặc điểm của cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc nhƣ sau:

Thứ nhất, hoạt động của cán bộ, công chức hành chính là hoạt động

nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc, thực hiện chức năng chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nƣớc, bản chất hoạt động của cán bộ, công chức hành chính là nhằm thực thi pháp luật, phục vụ nhân dân, đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt hoạt động của cán bộ, công chức hành chính với hoạt động tƣ pháp, lập pháp.

Thứ hai, cán bộ, công chức hành chính hoạt động nhân danh nhà nƣớc,

đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc, hoạt động của cán bộ, công chức hành chính đƣợc đảm bảo bằng nhà nƣớc.

Thứ ba, cán bộ, công chức hành chính đƣợc trả lƣơng từ ngân sách nhà

nƣớc, tùy theo ngạch, bậc đƣợc sắp xếp mà ngƣời cán bộ, công chức đƣợc hƣởng một khoản tiền lƣơng tƣơng ứng khi tham gia hoạt động công vụ. Điều này khác với những ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, họ hƣởng lƣơng từ sự hạch toán thu chi của đơn vị hoặc khác với viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài nguồn lƣơng từ ngân sách họ còn đƣợc hƣởng lƣơng từ các nguồn thu sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)