Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý hộ tịch cấp xã

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nộ (Trang 31)

1.2.4.1. Uỷ ban nhân dân cấp xã

Là cấp hành chính cơ sở, nên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ quyền hạn, được quy định tại Điều 79 của Nghị định số 158/2005/NĐ- CP như sau:

Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã;Tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền [6].

1.2.4.2. Cán bộ hộ tịch cấp xã

Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư số lượng công việc hộ tịch nhiều thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.

- Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã phường, thị trấn cụ thể như sau

Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng.

Để phù hợp với Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì Nghị định số 158/NĐ- CP quy định cán bộ tư pháp hộ tịch phải có đủ tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp Luật trở lên; + Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch + Chữ viết rõ ràng

1.2.5. Nội dung, trình tự, thẩm quyền áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch ở cấp xã

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nộ (Trang 31)