Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nộ (Trang 112)

về hộ tịch trong nhân dân

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm mục đích thiết lập ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực pháp luật của con người. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đòi hỏi phải “triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội.”. Sinh thời, V.I. Lênin từng chỉ rõ: “Tuyên

truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại,… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân là việc làm hết sức cần thiết trong quản lý hộ tịch nhằm hình thành và nâng cao văn hoá pháp lý tiến bộ cho người dân. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng chính là tiền đề để thực hiện và áp dụng pháp luật về hộ tịch trong thực tiễn cuộc sống. Bởi vì, sau khi Nhà nước đã có hệ thống pháp luật thì việc làm bức thiết được đặt ra là: phải làm gì để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, có tác dụng thiết thực, chấm dứt tình trạng mất trật tự, kỷ cương phép nước tạo nên nếp sống làm việc theo pháp luật trong đời sống xã hội, và trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. Phải đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xoá nạn "mù luật" trong dân chúng. Do vậy, việc tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch đòi hỏi phải tiến hành các biện pháp sau:

- Nâng cao hiểu biết pháp luật hộ tịch cho đội ngũ cán bộ, công chức ở mọi cấp, mọi vị trí thông qua việc đào tạo, phổ biến giáo dục tại cơ quan, đơn vị một cách thường xuyên, với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện công việc của từng cấp, từng cơ sở, khu vực địa bàn hoạt động; kết hợp cả đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng tại chỗ với cử đi đào tạo, giáo dục ở các cơ sở, trung tâm trong nước, nước ngoài với nhiều cấp độ, loại hình, thời hạn. Để tiếp tục thực hiện công tác phổ biến pháp luật hộ tịch ngày càng quy mô, bài bản và chất lượng cao trước hết cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Sở phải xác định xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị tốt. Đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật. Chủ thể có kiến thức pháp lý vững chắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì quá trình chuyển tải kiến thức pháp lý sẽ thuận lợi. Hiện nay, đội ngũ

báo cáo viên pháp luật đã được tổ chức thành một hệ thống báo cáo viên pháp luật cấp Thành phố, báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

- Đẩy mạnh, tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hộ tịch cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đăng ký hộ tịch, các cơ quan nhà nước có liên quan bằng đa phương tiện truyền thông, bằng nhiều hình thức, như: báo hình, báo viết, báo điện tử, trang thông tin pháp luật (Website), xuất bản, phát hành các tập sách văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, “tờ rơi” về các loại hình thủ tục hành chính trong công tác đăng ký hộ tịch. Trong đó, đưa nội dung phổ biến pháp luật hộ tịch vào hoạt động báo chí tuyên truyền là việc làm cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải đầu tư thêm ngân sách cho việc xây dựng cả các loại hình báo chí, phát huy tốt thế mạnh trong việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Đài truyền hình, truyền thanh phải phủ sóng đến được các vùng, địa bàn, tăng thời lượng phát sóng và nội dung tuyên truyền phong phú. Tạo mọi điều kiện cho người dân nắm bắt thông tin và tìm hiểu pháp luật.

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, các ngành chức năng ở địa phương, tăng cường, chủ động các biện pháp, hình thức tuyên truyền, vận động người dân ở địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về hộ tịch, các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn huyện Thanh Trì. Việc xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục pháp luật cho nhân dân trước hết thuộc về trách nhiệm của nhà nước. Vì vậy, phải bổ sung hoàn thiện pháp luật nhằm xác định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nộ (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)