Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nộ (Trang 117)

3.2.8.1. Xây dựng Luật Hộ tịch – nhu cầu thực tế nhằm đổi mới toàn diện công tác quản lý hộ tịch

Luật Hộ tịch là đạo luật trực tiếp liên quan đến phạm trù quyền con người, quyền công dân, thể hiện tập trung và sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Thông qua hoạt động quản lý hộ tịch có thể đánh giá việc

thực hiện chức năng xã hội và bản chất dân chủ của nhà nước. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra hai yêu cầu cơ bản đối với nhà nước: một là, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền công dân của nhân dân lao động; hai là, mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc ban hành Luật Hộ tịch sẽ góp phần làm rõ bản chất dân chủ của nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Thực tiễn quản lý hộ tịch của nhà nước ta gần 60 năm qua cho thấy, những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch chính là một nguyên nhân trực tiếp lý giải về sự hạn chế hiểu quả của lĩnh vực công tác này. Từ bài học kinh nghiệm đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là cần xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý của quản lý hộ tịch.

Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua, có thể nói hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch của nước ta đã có sự vận động tích cực và đạt được những bước tiến quan trọng. Với việc ban hành nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch đã mang một sắc thái khác hẳn so với sự trì trệ (thậm chí có thể nói là “đóng băng”) các hoạt động xây dựng về hộ tịch trong thời gian từ năm 1995 trở về trước. Xét từ khía cạnh hiệu quả tác động của xã hội, có thể thấy văn bản như: Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 về quản lý hộ tịch, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiếu số, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và mới đây là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP) và Nghị định số

69/2006/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) đạt hiệu quả điều chỉnh xã hội rất cao, đánh dấu bước phát triển về chất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, là một lý do quan trọng thúc đẩy hoạt động quản lý hộ tịch đi vào nề nếp với những chuyển biến mạnh mẽ. Trong đó, điểm đáng ghi nhận là những văn bản được ban hành trong thời gian gần đây đã được xây dựng một cách năng động, linh hoạt, phù hợp với đặc thù của đối tượng điều chỉnh cũng như thực trạng hoạt động quản lý hộ tịch, đồng thời ngày càng thể hiện sâu sắc xu hướng cải cách hành chính trong thủ tục đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng pháp luật về hộ tịch hiện nay ở Thanh Trì nói riêng và cả nước nói chung đã và đang bộc lộ những điểm hạn chế cơ bản sau đây:

- Giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật có thứ bậc không cao trong thang giá trị quy phạm. Các văn bản có giá trị cao nhất mới dừng ở mức độ Nghị định của Chính phủ, một số lượng lớn quy phạm thực định do Bộ Tư pháp ban hành trong các Thông tư mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ;

- Hoạt động điều chỉnh pháp luật về quản lý hộ tịch vẫn mang tính chất tình thế, bị động, chủ yếu để giải quyết các vướng mắc phát sinh trên thực tế, do đó, tính ổn định không cao dễ bị thay đổi;

- Các quy phạm về quản lý hộ tịch nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật. Đây là một hạn chế cơ bản vì đại bộ phận chủ thể áp dụng pháp luật về hộ tịch là cán bộ cấp xã, trình độ pháp lý còn rất hạn chế, việc vận dụng đúng hệ thống quy phạm phức tạp như vậy để giải quyết các vụ việc thực tiễn là vấn đề hoàn toàn không đơn giản.

Đánh giá một cách khái quát, có thể nói sự vận động tích cực của hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch trong thời gian qua mới chỉ có thể tạo ra những thay đổi mang tính cục bộ với diễn biến tiệm tiến trên một số khía cạnh

nhất định của hoạt động quản lý hộ tịch, chưa thể tạo ra bước tiến dài đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đất nước đối với lĩnh vực công tác này. Để tạo tiền đề vững chắc cho việc đổi mới cơ bản công tác quản lý hộ tịch, việc pháp điển hoá pháp luật về hộ tịch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo đó, trong chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đã đến lúc được quan tâm và dành sự ưu tiên cho việc xây dựng Luật Hộ tịch.

Hiện nay, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Bộ Tư pháp đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật Hộ tịch. Mục đích cơ bản của dự án Luật Hộ tịch là nhằm cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân; hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; thực hiện cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh (nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân); thực hiện lộ trình cắt giảm thủ tục hành chính và giấy tờ công dân trong đăng ký hộ tịch.

Dự án Luật Hộ tịch đã hai lần được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2014), hiện đang tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2014).

3.2.8.2. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác về hộ tịch

Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra hai yêu cầu cơ bản đối với nhà nước: một là, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền công dân của nhân dân lao động; hai là, mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền về nhân thân đã được quy định tại Bộ luật Dân sự và hiện có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, nội dung của các văn bản này còn nhiều điểm chưa phù hợp. Vì vậy, cần hoàn

thiện thể chế về hộ tịch, nâng cao địa vị pháp lý việc đăng ký hộ tịch. Muốn vậy nhà nước ta cần sớm ban hành Luật hộ tịch.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch. Hiện nay đội ngũ cán bộ hộ tịch trên địa bàn huyện Thanh Trì đã được bổ sung phù hợp với chuyên môn nhưng qua mỗi kỳ bầu cử lại có sự hẫng hụt do một số cán bộ tư pháp được giao giữ cương vị cao hơn nhưng cán bộ thay thế chưa được chuẩn bị hoặc không có kinh nghiệm vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác.

Phát huy vai trò của Ủy ban nhân dân cấp huyện và phòng tư pháp trong công tác phải thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để công tác này thực hiện tốt ở các địa phương trên địa bàn. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tòa án cũng cần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong việc xét xử các vụ án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về con, xác định cha, mẹ, con; tuyên bố một người chết…

Chuẩn hóa chức danh hộ tịch hướng đến xây dựng chức danh hộ tịch viên có như vậy các quy định của pháp luật mới thực sự được áp dụng đúng và đầy đủ.

Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống, là chuẩn mực trong cách ứng xử của con người khi mọi người đều biết đến nó. Do vậy, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền khai sinh, quyền khai tử giúp nhân dân hiểu rõ việc thực hiện quyền đồng thời là chấp hành pháp luật. Muốn làm tốt công tác tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên và thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, các hội thi, phát tờ rơi và tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của địa phương…

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả điều chỉnh trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. Tuy nhiên, thực tiễn phát sinh nhiều trường hợp mà Nghị định số 158/2005/NĐ-CP chưa qui định (đã trình bày tại chương 2),

cho nên cần thiết phải sửa đổi Nghi đinh này để bảo quyền được khai sinh khai tử của công dân.

Pháp luật chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội. Do đó hoàn thiện pháp luật về quyền khai sinh, khai tử cần chú ý đến sự thay đổi điều kiện kinh tế xã hội. Nếu trước đây điều kiện kinh tế chưa phát triển mỗi cấp chính quyền có chức năng thực hiện đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử chỉ cần bảo quản và khai thác dữ liệu qua hệ thống sổ sách nhưng đến nay điều kiện kinh tế phát triển đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu của công dân chính xác, kịp thời. Do vậy, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cần triển khai mà đồng bộ trên phạm vi cả nước để tiến tới nối mạng và thực hiện đăng ký trên mạng như một số nước trên thế giới.

Ngoài ra, phong tục tập quán cũng có những ảnh hưởng nhất định tới việc chấp hành pháp luật của cá nhân trong xã hội. Có lẽ Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới mà hành vi của cá nhân chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục, tập quán. Tính cộng đồng, văn hóa làng xã ít nhiều có sự ảnh hưởng đến hành vi, xử sự của con người trong cuộc sống hàng ngày và ở mức độ nhất định, các hành vi đó có thể ảnh hưởng đến quyền khai sinh, khai tử của cá nhân. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền đăng ký hộ tịch, khai tử phải chú ý đến yếu tố này để có sự hài hòa giữa pháp luật và cuộc sống.

Kết luận Chương 3

Pháp luật Việt Nam có những quy định về quyền đăng ký hộ tịch không chỉ trong Bộ luật Dân sự mà còn đề cập trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền hộ tịch của cá nhân. Luận văn đã chỉ ra về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật, cơ sở pháp lý và đồng thời coi là cơ sở để hoàn thiện pháp luật cũng như là căn cứ để có thể vận dụng vào thực tiễn trong việc bảo đảm quyền của mỗi cá nhân.

Các biện pháp để bảo đảm quyền về hộ tịch được thực hiện cần được nghiên cứu một cách cụ thể để thấy được từng biện pháp bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch.Hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về hộ tịch phải được xem xét trong mối liên hệ với thực tiễn. Chính vì vậy, luận văn đã dành một nội dung quan trọng trong chương cuối cùng để tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện quyền đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Thanh Trì từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch.

Bên cạnh giải pháp về pháp luật, các giải pháp khác cũng được luận văn xác định là cần được chú trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quyền đăng ký hộ tịch.

KẾT LUẬN

Với tính cách là một hoạt đô ̣ng thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước, quản lý hộ tịch có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ quản lý hộ tịch, bởi tính chính xác kịp thời của những thông tin này bảo đảm cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến người dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế… có tính khả thi. Nhìn từ các khía cạnh khác mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thể hiện qua các qui định pháp luật về đăng ký hộ tịch phản ánh sinh động, khách quan các giá trị dân chủ trong một Nhà nước “của dân, do dân , vì dân” . Bởi vậy, việc quản lý hộ tịch cần quán triệt sâu sắc quan điểm “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt đô ̣ng , coi nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững” . Từ quan điểm này , hoạt động quản lý hộ tịch cần được đổi mới tích cực và bám sát các mục tiêu trong chiến lược phát triển con người của Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác quản lý hộ tịch phải được phát huy hiệu qủa tương xứng với vị trí , vai trò quan trọng của nó trong hoạt đô ̣ng quản lý con người.

Với thực trạng và những đòi hỏi của tình hình mới, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch đã và đang đặt ra như một nhu cầu bức xúc đối với sự phát triển của nền hành chính Việt Nam. Giải quyết thực trạng đó cần tâm huyết, công sức và trí tuệ của nhà nghiên cứu cũng như các nhà

hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu “Áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì” giúp cho tôi có thêm những kiến thức thực tế về một nền hành chính công, thấy rõ bức tranh toàn cảnh về vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ của riêng huyện Thanh Trì mà trên phạm vi toàn quốc. Giúp cho việc so sánh những vấn đề lý luận và thực tiễn để có cái nhìn toàn diện về các lĩnh vực của đời sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình An (2014), “Bịt kẽ hở trong việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”, Báo Pháp luật Việt Nam, (151), tr.5.

2. Đào Duy Anh (1998), Giản yếu Hán – Việt, quyển thượng, tr.9, NXB Đà Nẵng. 3. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 01/2008/TT- BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ- CP ngày 27/52005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam.

4. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch,Việt Nam.

5. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về việc đăng ký hộ tịch, Việt Nam.

6. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam.

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 20/02/2012 sửa đổi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam.

8. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (2013), Báo cáo kinh nghiệm một số

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nộ (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)