Câu 17: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 18: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 8 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, no, bậc một A và B. Lấy 2,28 gam hỗn hợp trên tác dụng với 300 ml dung dịch HCl thì thu được 4,47 gam muối. Số mol của hai amin trong hỗn hợp bằng nhau. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng và tên amin A, B lần lượt là:
A. 0,2M; metylamin; etylamin B. 0,06M; metylamin; etylamin C. 0,2M; etylamin; propylamin D. 0,03M; etylamin; propylamin
Câu 20: Hỗn hợp X gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp nhau có tỉ lệ mol là 1:10:5 theo khối lượng phân tử tăng dần. Cho 20,0 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. CTPT của 3 amin đó tương ứng là:
A. C2H7N; C3H9N; C4H11N B. C3H9N; C4H11N; C5H11N C. C3H9N; C4H11N; C5H13N D. CH5N; C2H7N; C3H9N
Câu 21: Hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau có tỉ lệ mol theo khối lượng phân tử tăng dần là 1:2:3. Cho 23,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 34,25 gam hỗn hợp muối. Công thức của 3 amin đó tương ứng là:
A. C2H3NH2; C3H5NH3; C4H7NH2 B. C3H7NH2; C4H9NH2; C5H11NH2