Từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Những người không được quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành (Trang 33)

Sau 10 năm ban hành, những qui định về thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã tương đối hoàn chỉnh nhưng với tốc độ pháp triển kinh tế hiện nay thì không tránh khỏi những bất cập, vướng mắc trên thực tế. Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2005, những qui định về thừa kế phần lớn đều kế thừa các qui định của Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung một số qui định mới, khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong một số qui định của Bộ luật Dân sự năm 1995. Về người thừa kế không có quyền hưởng di sản nếu trong Bộ luật Dân sự năm 1995 được qui định tại Điều 646 thì tại Bộ luật Dân sự năm 2005 vấn đề này được qui định tại Điều 643. Trên cơ sở kế thừa nội dung của Bộ luật Dân sự năm 1995, nội dung về người thừa kế không có quyền hưởng di sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005 không có thay đổi so với Bộ luật năm 1995.

Những hành vi của người thừa kế không được hưởng di sản được qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự đều là những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật bị xã hội lên án, hơn nữa giữa người để lại di sản và người thừa kế là những người có quan hệ tình cảm, thân thích và quan hệ pháp lý như nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ với chồng, giữa các anh, chị, em… Nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình trước đây thường do các qui tắc đạo đức tác động thì nay những nghĩa vụ như thương yêu, chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ, đùm bọc nhau, nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình với nhau đã được luật Hôn nhân gia đình năm 2000 qui định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, vợ với chồng… một trong những quyền khá quan trọng mà pháp luật cho phép công dân nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng có quyền định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế là cá nhân hoặc tổ chức hưởng. Người có tài sản có thể định

đoạt tài sản của mình bằng cách lập di chúc hoặc nếu không lập di chúc thì tài sản của họ sẽ được chia theo qui định của pháp luật cho những người thừa kế. Pháp luật cũng qui định mọi cá nhân có quyền bình đẳng trong việc nhận di sản theo di chúc và theo qui định của pháp luật, người nhận di sản phải thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại trong phạm vi di sản mà người đó được hưởng. Trong những năm gần đây, những trường hợp vi phạm pháp luật giữa các thành viên trong gia đình xảy ra khá nhiều như con đối xử không đúng mực với cha mẹ, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già, con mưu toan giết cha mẹ, anh chị em đánh giết nhau để tranh giành tài sản. Những trường hợp vi phạm này cần được nghiêm trị bằng pháp luật, mặt khác hành vi của những người đó còn vi phạm đạo đức nghiêm trọng cho nên pháp luật cần phải tước quyền thừa kế của những người vi phạm.

Về người thừa kế không được hưởng di sản được qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm những trường hợp sau:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Về người thừa kế không có quyền hưởng di sản cũng đượcqui định tại Điều 727 Bộ luật Dân sự Pháp và bao gồm một số trường hợp sau:

- Người bị kết án về hành vi giết người để lại di sản, hoặc về hành vi giết người không đạt đối với người để lại di sản; người bị kết án là đồng phạm trong những tội trên.

- Người bị kết án về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người đối với người để lại di sản; người bị kết án là đồng phạm trong những tội trên.

- Người bị kết án về hành vi làm chứng sai sự thật chống lại người để lại di sản trong vụ án xét xử một trọng tội

- Người bị kết án về hành vi cố ý không ngăn chặn hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản mặc dù người đó có khả năng thực hiện việc ngăn chặn mà không ảnh hưởng đến bản thân mình hoặc người thứ ba

- Người bị kết án về hành vi vu cáo chống lại người để lại di sản và vì hành vi tố cáo đó người để lại di sản đã bị phạt một trọng tội.

Như vậy qui định vềngười thừa kế không có quyền được hưởng di sản tại Điều 727 Bộ luật Dân sự Pháp so với Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 về cơ bản cũng được xây dựng theo phương pháp liệt kê về những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội của người thừa kế nhưng phạm vi người người thừa kế không có quyền hưởng di sản của Bộ luật Dân sự Pháp rộng hơn Bộ luật Dân sự năm 2005 như hành vi của người đồng phạm, hành vi của người không tố giác… đã được qui định. Mặc dù vậy, xét về dưới góc độ pháp lý trong cả hai Bộ luật trên, người thừa kế sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi trái với qui định của Bộ luật Hình sự và đã có một bản án có hiệu lực của Tòa án kết tội về những hành vi của họ. Bản án của Tòa án cũng chính là căn cứ để pháp luật tước quyền hưởng thừa kế của họ.

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định nếu người vi phạm khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc. Như vậy, quyền tự định đoạt của người để lại di sản phải thể hiện bằng

việc người để lại di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, kể cả khi người thừa kế đã có hành vi trái đạo đức, trái pháp luật với người để lại di sản nhưng người để lại di sản đã tha thứ, đã bỏ qua cho lỗi lầm của người thừa kế thì họ vẫn có quyền được nhận thừa kế của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc, tài sản của người để lại di sản được chia theo qui định của pháp luật thì khi người thừa kế có hành vi vi phạm khoản 1 Điều 643 thì họ không được hưởng thừa kế của người để lại di sản.

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, quyền tự định đoạt của người để lại di sản luôn được pháp luật coi trọng. Những qui định của pháp luật đối với người thừa kế không có quyền hưởng di sản từ năm 1945 cho đến những năm 80 gần như là khoảng trống mà pháp luật không qui định tới, cho nên khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến người thừa kế có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội như xâm phạm đến người để lại di sản hoặc xâm phạm đến những người thừa kế khác Tòa án không thể giải quyết một cách thỏa đáng những tranh chấp này do còn thiếu những qui định của pháp luật qui định về vấn đề này. Từ năm 1981 cho đến nay, đối với qui định về người thừa kế không có quyền hưởng di sản đã được qui định khá đầy đủ từ các văn bản luật cho đến văn bản dưới luật như Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng bổ sung, hoàn thiện để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp liên quan đến người thừa kế không có quyền hưởng di sản.

Chương 2

Một phần của tài liệu Những người không được quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)