MỘT VÀI Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN

Một phần của tài liệu Những người không được quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành (Trang 82 - 90)

KẾ KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN

Trên cơ sở qui định của pháp luật về người không có quyền hưởng di sản tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho thấy bên cạnh sự nghiêm minh, tính răn đe, sự nghiêm khắc của pháp luật đối với những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm đạo lý làm người thì điều luật trên còn thể hiện sự nhân đạo, giá trị nhân văn sâu sắc mà điều luật hướng tới mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Tuy nhiên điều luật được xây dựng dựa trên cách liệt kê bốn trường hợp người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản nếu thuộc một trong bốn trường hợp đó. Sự liệt kê này tạo điều kiện thuận lợi để Toà án giải quyết các trườngchấp về thừa kế và trên cơ sở đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của người thừa kế. Tuy nhiên cách liệt kê này có thể dẫn tới việc không không khái quát hết được những trường hợp người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản. Ví dụ: Ông A có vợ là bà B nhưng khi còn sống ông A đã có quan hệ tình cảm với chị C và khi chị C đang mang thai thì ông A bị mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Trước khi chết ông A đã lập di chúc cho thai nhi còn trong bụng chị C được hưởng di sản thừa kế. Do không muốn đứa trẻ đó được nhận di sản của ông A để lại sau khi đứa trẻ được sinh ra, bà B đã lừa dối chị C uống thuốc dưỡng thai nhưng thực chất là thuốc phá thai. Trong trường hợp này nếu xét về các trường hợp được qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự thì không thể tước quyền thừa kế của bà B được, mặc dù hành vi này lẽ ra phải bị tước quyền hưởng di sản thừa kế do ông A để lại. Như vậy, để hoàn thiện các qui định liên quan đến người thừa kế không có quyền hưởng di sản, điều 643 Bộ luật Dân sự cần thiết phải có sự bổ sung những hành vi gây nguy hại không kém như hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người thừa kế khác nhằm làm cho họ bị mất năng lực hành vi dân sự, hành vi không tố giác kẻ giết người để lại di sản nhằm mục đích thúc đẩy vụ án diễn biến đểcó lợi về di sản cho bản thân mình, hành vi cố tình phá hoại tài sản để không mong muốn được hưởng di sản, hành vi xâm phạm sức khỏe của người thừa kế khác nhằm làm họ bị mất năng lực hành vi dân sự để họ không thể đảm đương được việc quản lý tài sản, hoặc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ biết một trong những hành vi qui định tại Điều 643 mà không tố cáo thì có vi phạm pháp luật không và có xứng đáng nhận di sản không…Qua nghiên cứu và tìm hiểu, xin đưa ra một số đề xuất hoàn thiện qui định của pháp luật về vấn đề này như sau:

Thứ nhất: Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 643 qui định một số hànhvi như ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó hoặc người có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản… Một hành vi vi phạm

ở mức độ như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng? Điều này chưa được qui định cụ thể trong luật cũng như chưa được giải thích cụ thể bằng các văn bản pháp luật khác. Thông thường một hành vi khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án bằng một bản án hình sự về hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản tự nó đã xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc thừa kế tuyên bố những người có hành vi đó không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, nếu hành vi đó chỉ xâm phạm đến quan hệ pháp luật Hôn nhân và gia đình thì cơ quan giải quyết tranh chấp phải đứng trên bình diện khách quan nhìn nhận từng hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với người bị xâm phạm, ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của hành vi xâm phạm đối với họ, hậu quả để lại đối với họ ra sao…Tùy từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Thứ hai: Điểm d khoản 1 Điều 643 qui định: "Người có hành vi lừa

dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản". Người được hưởng di sản trong trường hợp trên đã có hành vi xâm phạm đến quyền tự định đoạt của người lập di chúc, nhưng nếu người có hành vi tại điểm d khoản 1 mặc dù có hành vi lừa dối, sửa chữa, hủy bỏ di chúc có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội thì có nên truất quyền hưởng thừa kế của họ không? Theo tôi cho dù hành vi của người thừa kế trong trường hợp trên mặc dù đã xâm phạm đến quyền định đoạt của người thừa kế nhưng để ngăn chặn một hành vi trái pháp luật và trái đạo đức xã hội thì vẫn nên cho họ có quyền được hưởng di sản thừa kế.

Điểm c, d khoản 1 Điều 643 đều qui định mục đích của người thừa kế đó là chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản của người thừa kế khác

hoặc của người để lại di sản. Vậy nếu trường hợp người thừa kế có hành vi xâm phạm tính mạng của những người thừa kế khác hoặc có hành vi lừa dối, sửa chữa, hủy bỏ di chúc của người để lại di sản không vì mục đích chiếm đoạt phần di sản cho mình mà cho một người khác được hưởng, vì vậy nên mở rộng mục đích chiếm đoạt của người để lại di sản tại điểm c, d của điều luật trên. Việc chiếm đoạt tài sản ấy có thể cho chính bản thân họ hoặc cho những người khác hưởng. Ví dụ: H được cha vợ là ông A lập di chúc cho hưởng một phần di sản thừa kế, phần lớn số di sản còn lại ông A để lại cho con gái chị B (vợ của H) và con trai của ông đó là C. H đã giết em vợ với mục đích di sản của ông A sẽ được chia theo qui định của pháp luật, trong trường hợp này di sản của ông A đương nhiên sẽ thuộc về chị B. Cần phải tước quyền hưởng thừa kế của H trong trường hợp trên.

Thứ ba: Cần bổ sung những trường hợp đã đủ căn cứ để kết tội nhưng

không thể kết án được trong một số trường hợp như chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự… Như hành vi giết người của một đứa trẻ 12 tuổi, không thể tước quyền hưởng di sản của đứa trẻ này do không thể đưa ra một bản án kết tội vì đứa trẻ đó chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng cũng với chủ thể đó nếu có đủ căn cứ để chứng minh được hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc…nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí của người để lại di sản thì đã đủ căn cứ để tước quyền hưởng di sản mà không cần căn cứ vào độ tuổi hay phải có bản án kết tội của Tòa án về những hành vi đó. Mặc dù xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hai hành vi trên, thì hành vi giết người của đứa trẻ chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nguy hiểm hơn nhiều.

Thứ tư: Về việc hưởng thừa kế thế vị của con, cháu người thừa kế bị

thể về trường hợp này. Nếu hiểu và áp dụng pháp luật một cách máy móc thì nếu cha mẹ không có quyền hưởng di sản thì đương nhiên con, cháu cũng không có quyền được hưởng thừa kế thế vị từ ông bà. Điều này chưa hợp lý bởi xét về bản chất của thừa kế thế vị là nhằm đảm bảo quyền thừa kế của cháu, chắt cùng như nghĩa vụ của ông bà với cháu. Để bảo vệ quyền lợi của cháu chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền, họ không bị người để lại di sản truất quyền thừa kế thì nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ đã bị tước quyền thừa kế khi còn sống, đặc biệt là trong trường hợp cháu, chắt chưa thành niên. Như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích của cháu, chắt của người để lại di sản, pháp luật nên qui định cho cháu, chắt được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha mẹ cháu còn sống nhưng đã bị kết án về một trong những hành vi theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự. Cháu không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi của cha mẹ. Do vậy cần bổ sung trường hợp những người không có quyền hưởng di sản theo qui định tại Khoản 1 Điều 643 thì con, cháu họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị, trừ khi chính những người con, người cháu ấy cũng vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì họ mới không được hưởng di sản.

Thứ năm: Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước. Nhưng tại Điều 643 Bộ luật Dân sự qui định người không có quyền hưởng di sản chỉ là cá nhân. Vì vậy cần phải đặt ra vấn đề khi nào pháp nhân không có quyền hưởng di sản, trong trường hợp pháp nhân không thực hiện đúng mục đích mà người để lại di sản yêu cầu thì có nên tước quyền hưởng di sản của pháp nhân đó hay không. Ví dụ như trường hợp ông A di tặng phần lớn tài sản của mình cho một tổ chức từ thiện, khi người này chết đi, tổ chức này mới bị phát hiện đó là một tổ chức lừa đảo lợi dụng lòng tốt và sự cả tin của một số người để chiếm đoạt tài sản của họ, ông A là một trong số những nạn nhân của tổ chức này. Khi sự việc bị phát hiện, di sản của ông A có được trả về cho những người thừa kế của ông A hay

không? Pháp luật nên qui định bổ sung những trường hợp pháp nhân không có quyền hưởng di sản thừa kế để đảm bảo sự công bằng cho xã hội.

Thứ sáu: Khoản 1 Điều 643 được xây dựng dựa trên phương pháp liệt

kê, với bốn trường hợp mà người thừa kế có thể bị tước quyền nếu thuộc một trong bốn trường hợp đó. Ưu điểm của việc liệt kê này đó là tạo sự thuận lợi cho Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế. Tuy nhiên việc liệt kê như trên có thể sẽ dẫn tới việc đó là không khái quát được hết các trường hợp khác mà người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản. Do đó, cần bổ sung thêm vào khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự về "những trường hợp khác do pháp luật qui định". Như vậy ngoài bốn trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 643, Tòa án có thể tước quyền thừa kế của người để lại di sản nếu xét thấy lý do chính đáng. Sau đó trong văn bản hướng dẫn, chúng ta có thể qui định rõ "Ngoài những trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự thì Tòa án có thể tước quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế nếu xét có lý do chính đáng". Ngoài ra lý do của việc tước quyền hưởng di sản phải được ghi rõ trong bản án của Tòa án.

KẾT LUẬN

Quyền thừa kế là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay quyền thừa kế của công dân luôn được ghi nhận trong Hiến pháp, từ bản Hiến pháp đầu tiên Hiến pháp 1946 cho đến hiến pháp hiện hành Hiến pháp 1992. Một trong những nội dung của quyền thừa kế của công dân là quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc cũng như quyền được hưởng di sản theo qui định của pháp luật được pháp luật qui định và bảo hộ. Với qui định tương đối hoàn thiện, pháp luật về thừa kế hiện hành đã góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp thừa kế trên thực tế. song pháp luật về thừa kế không thể nào dự liệu trước được tất cả những trường hợp xảy ra trên thực tiễn. Vì thế sau thời gian ban hành một thời gian, các văn bản pháp luật liên quan đến thừa kế đều phát sinh những điểm thiếu sót và không phù hợp với thực tiễn. So với những văn bản pháp luật về thừa kế trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển của ngànhh luật dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Bộ luật Dân sự năm 2005 được xem là kết quả của quả trình phát điển hóa những qui định của pháp luật thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những qui định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người dân một cách có hiệu quả nhất

Trên thực tế, quan hệ về thừa kế bản chất là quan hệ sở hữu nên việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế không thỏa đáng hoặc không đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự sẽ gây ra nhiều hậu quả và gây bất bình trong lòng dân. Việc xác định đúng, chính xác người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế được dễ dàng, nâng cao hiệu quả công tác xét xử, tạo niềm tin vào Nhà nước và pháp luật.

Trong chế định về thừa kế bên cạnh những qui định của pháp luật cho phép công dân có quyền được hưởng di sản từ người để lại di sản và quyền để lại tài sản của mình cho những người thừa kế, thì Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người không có quyền hưởng di sản là một chế tài áp dụng đối với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người để lại di sản và của những người thừa kế khác. Tuy là một vấn đề nhỏ trong rất nhiều nội dung quan trọng của chế định thừa kế, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể khi xảy ra tranh chấp trong các vụ án. Mặt khác, mỗi vấn đề dù nhỏ nhưng nếu được giải quyết triệt để cũng đem lại hiệu quả cao cho công tác xét xử góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Những vấn đề mà luận văn đưa ra và phân tích là quan điểm của cá nhân và chưa thể toàn diện nhưng đó là tâm huyết mong muốn đóng góp một phần công sức trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong đời sống, đưa pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Những người không được quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)