người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền được hưởng
Khi người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà những người thừa kế đó có quyền được hưởng, hành vi đó đã bị kết án bằng
một bản án có hiệu lực của Tòa án. Đây chính là căn cứ để pháp luật tước quyền hưởng di sản của người thừa kế, tuy vậy chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế trong trường hợp này khi họ có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác là hành vi cố ý và đã bị Tòa án kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nếu tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế ở trường hợp một không cần đến động cơ, mục đích của hành vi vi phạm thì trong trường hợp này người thừa kế chỉ bị tước quyền hưởng di sản nếu hành vi của họ có chứa đựng động cơ là chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng. Việc xác định động cơ của người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác trong trường hợp này rất quan trọng. Bởi trên thực tế có những trường hợp những người đồng thừa kế đã giết hại nhau có thể vì mâu thuẫn cá nhân, vì ghen tuông, hay xô xát nhau trong lúc phân chia di sản mà không có mục đích chiếm đoạt di sản của người khác. Ví dụ như trường hợp sau: Khi ông A bệnh nặng và khi qua đời ông không để lại di chúc, con trai của ông là B đã giết em trai mình là C. Nhưng hành vi giết người của B không phải vì động cơ chiếm đoạt phần di sản thừa kế của của C trong khối di sản của cha để lại, bởi C có con là cháu H và đương nhiên khi C chết, cháu H được hưởng thừa kế thế vị của C. Trường hợp này cũng có thể suy đoán B không có động cơ chiếm đoạt di sản. Tuy nhiên cũng cần đặt ra tình huống kẻ giết người do kém hiểu biết nên cho rằng nếu giết người cùng hưởng thừa kế với mình thì phần di sản đó sẽ thuộc về mình mà không biết thừa kế thế vị sẽ xảy ra trong trường hợp trên. Như vậy nếu người bị kết án về hành vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác có động cơ nói trên thì Tòa án phải xác định động cơ trong bản án hình sự, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự qui định tại khoản d Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Ngoài ra, hành vi của người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác phải là hành vi cố ý, nếu người thừa kế
đó chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác thì không bị tước quyền hưởng di sản của người để lại di sản thậm chí nếu họ là người thừa kế thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản của người để lại di sản thì họ còn được hưởng thừa kế của người bị họ vô ý làm chết.
Người có hành vi cố ý giết người thừa kế khác chỉ có thể là người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản với người thừa kế bị giết. Người thừa kế bị giết trong trường hợp này là phải là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, loại trừ trường hợp họ là người thừa kế theo di chúc bởi người thừa kế được chỉ định thừa kế theo di chúc được hưởng di sản do ý chí của người lập di chúc khi họ còn sống và họ chỉ được hưởng phần di sản đã được định đoạt trong di chúc cho nên hành vi chiếm đoạt tài sản của người thừa kế khác trong di chúc trong trường hợp này không thực hiện được. Tuy nhiên vẫn có một trường hợp ngoại lệ đó là trường hợp hai người thừa kế cùng hàng theo pháp luật và họ cùng được chỉ định thừa kế theo di chúc, một người đã có hành vi giết người thừa kế kia với mục đích hưởng phần di sản của người thừa kế đó theo qui định của pháp luật, giả thiết cả trong trường hợp người thừa kế bị giết không có người thừa kế thế vị thì người thừa kế theo di chúc đó sẽ có cơ hội chiếm đoạt toàn bộ phần di sản của người thừa kế bị giết. So với trường hợp thứ nhất, trường hợp thứ hai này cũng có hành vi giết người và cũng là cố ý nhưng điểm khác biệt quan trọng là trong trường hợp thứ nhất, người thừa kế đã có lỗi với chính người để lại di sản không vì động cơ, mục đích gì thì họ cũng không có quyền được hưởng di sản. Còn trong trường hợp thứ hai này, có thể người thừa kế không có lỗi với người để lại di sản nhưng với hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác với động cơ chiếm đoạt phần di sản của người thừa kế đó chính là căn cứ để tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế này.
Cũng giống như trường hợp thứ nhất, người thừa kế trong trường hợp này chỉ bị truất quyền hưởng di sản nếu như đã có một bản án kết tội đã có
hiệu lực của Tòa án về hành vi mà họ đã thực hiện. Vì vậy vẫn có thể xảy ra trường hợp không thể có bản án như đã trình bày ở phần 2.1.1