Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trang 26)

1.2.1. Cơ sở lý thuyết

Giữ gìn di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì xã hội của chúng ta có trách nhiệm đối với thế hệ hiện tại và tƣơng lai để quản lý tốt nhất tài sản di sản đó. Quản lý di sản văn hóa cũng ngày càng trở nên gắn bó với các mục tiêu chủ yếu khác của phát triển bền vững, một khuôn khổ sinh thái xem các nguồn lực quý giá nhƣ vốn văn hóa quan trọng [102, tr.17].

Các tác giả John Carman và Marie Louise Stig Sorensen [103] cho rằng sự phát triển thực hành di sản và quản lý di sản trong thời gian cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là các hoạt động công cộng đánh dấu một sự thay đổi khác biệt về tính chất của quan điểm về quá khứ. Đó là ở giai đoạn này di sản trở thành mối quan tâm chung và sự quan tâm thể hiện các lợi ích và trách nhiệm của các xã hội dân sự. Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm “quản lý di sản” đƣợc di n đạt theo nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí đã có nhiều quan điểm, nhận thức về quản lý di sản đƣợc đƣa ra. Ashworth đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản từ nhiều nƣớc trên thế giới thành 3 quan điểm và tƣơng ứng với nó là 3 mô hình bảo tồn di sản: quan điểm bảo tồn nguyên gốc, quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa và quan điểm quản lý di sản (bảo tồn - phát triển) [71, tr. 42-53].

Quan điểm bảo tồn nguyên gốc (theo Ashworth quan điểm này đƣợc đề xuất từ những năm 1850) cho rằng, các sản ph m của quá khứ cần đƣợc bảo tồn nguyên vẹn nhƣ nó vốn có để tránh tình trạng làm méo mó, biến dạng di sản. Quan điểm này cho rằng, cần giữ nguyên trạng di sản để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn. Quan điểm này đƣợc khá nhiều học giả ủng hộ, đ c biệt là các nhà bảo tàng học, trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể. Hạn chế của quan điểm này thể hiện ở chỗ đã g p khó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh và giữ gìn nguyên gốc là giữ gìn những yếu tố nào. Áp dụng quan điểm này dẫn đến sự đóng băng di sản, không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, ít có lợi cho con ngƣời - những chủ nhân hiện tại của di sản. Khái niệm nguyên gốc không vận dụng đƣợc

một thực thể sống luôn vận động, tái sáng tạo từ thế hệ này qua thế hệ khác, không thể xác định đƣợc yếu tố nguyên gốc.

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa (theo Ashworth quan điểm này đƣợc đề xuất từ những năm 1960) là xu thế khá phổ biến trong giới học giả hiện nay dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải đ t trong một không gian và thời gian cụ thể. Khi đ t trong không gian và thời gian hiện tại thì di sản cần phải phát huy giá trị văn hóa xã hội phù hợp với xã hội hiện tại và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy. Vấn đề đ t ra với quan điểm này là, trong quá trình bảo tồn và quản lý để khai thác giá trị di sản, tất yếu s g p khó khăn trong khâu xác định yếu tố nào cộng đồng và các nhà quản lý thực sự cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào không c n phù hợp, cần phải loại bỏ. Yếu tố chủ quan và chính trị của ngƣời đƣợc quyền quyết định “lựa chọn yếu tố kế thừa” có thể dẫn tới sự mai một, lãng quên những giá trị của di sản. Việc ngăn ngừa hay cấm đoán những yếu tố cấu thành nhất định có nguy cơ làm suy yếu tính toàn vẹn văn hóa.

Quan điểm quản lý di sản trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển đƣợc coi là quan điểm mới nhất hiện nay (đƣợc đề xuất từ những năm 1980) hiện đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng nhƣ giới quản lý văn hóa ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới. Trọng tâm hƣớng đến theo quan điểm này là, cộng đồng và các nhà quản lý di sản văn hóa không nên quá ch trọng đến việc tranh cãi vấn đề bảo tồn nguyên vẹn nhƣ thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ; mà cần đ t trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy đƣợc các giá trị của nó trong đời sống văn hóa - xã hội đƣơng đại. Hạt nhân của quan điểm này, chính là ý nghĩa nội hàm về “tính chân thực” của di sản văn hóa. Nếu các quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của di sản thì ngày nay ngƣời ta lại không quá đề cao vai tr của tính chân thực này. Chân thực hay không không phải là giá trị khách quan mà nó đƣợc đo bằng trải nghiệm của cá nhân và cộng đồng, đƣợc các cá nhân và cộng đồng đồng thuận, tin theo.

Phát triển quan điểm này, các vấn đề di sản văn hóa đƣợc giới học thuật nhìn nhận theo những cách tiếp cận mới mẻ, phong ph , đ c biệt là quan điểm nhận thức

về giá trị di sản văn hóa, tính nguyên gốc của di sản văn hóa, và xu hƣớng dự báo về vai tr của di sản văn hóa trong tƣơng lai. Theo đó, di sản văn hóa không c n đƣợc coi là sự vật của quá khứ với hàm nghĩa những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh vi n. Mà, thay vào đó, di sản văn hóa đƣợc nhìn nhận lại nhƣ một quá trình sáng tạo văn hóa trong những môi trƣờng vận động xã hội thực tại. Và nhƣ vậy, văn hóa chính là sản ph m của thực tại, đƣợc tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đƣờng bởi những mối quan tâm đến vai tr của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tƣơng lai [16].

Theo John Carman và Marie Louise Stig Sorensen [103], thực ti n phát triển đủ dài (200 năm) của ngành di sản văn hóa đã cho thấy những nhận định mới hoàn toàn có cơ sở. Trong đó, những chu n mực, cách nhìn của những ngƣời có th m quyền quyết định các vấn đề di sản văn hóa đóng vai tr quyết định. Hiển nhiên khi xã hội và vai tr những ngƣời có th m quyền thay đổi, thì sự lý giải về di sản văn hóa, hay giá trị di sản văn hóa cũng vì thế mà thay đổi theo và đƣơng nhiên, những quan điểm về nhận thức và cách thức vận hành của quá trình quản lý di sản văn hóa cũng không đóng khuôn một cách cố định.

Laurajane Smith - giảng viên chuyên ngành nghiên cứu di sản văn hóa và khảo cổ của trƣờng Đại học York, Anh quốc và nhiều năm làm chuyên gia tƣ vấn về di sản văn hóa cho rằng, những nhận thức về giá trị và nguyên tắc tiếp cận di sản văn hóa hiện nay trên thế giới đang bị ảnh hƣởng n ng nề bởi tƣ tƣởng châu Âu, thông qua các tổ chức chuyên môn và bộ máy kiểm soát văn hóa cấp nhà nƣớc ho c quốc tế (nhƣ ICOMOS và UNESCO). Sự thống trị của tƣ tƣởng Âu châu, theo lý giải của bà, mang tính lịch sử và chính trị, đồng thời đang hạn chế các hình thức sáng tạo di sản văn hóa theo những cách khác, hình thành trong những bối cảnh có khác biệt. Vì vậy, cần dựa vào thực ti n để đánh giá, nhìn nhận lại các nguyên tắc và nhận thức liên quan đến di sản văn hóa và quản lý di sản văn hóa, mà trƣớc đến nay ch ng ta vẫn tiếp nhận một cách tự nhiên, không phán xét. Mọi sự tồn tại của di sản văn hóa cùng quá trình quản lý nó phải có mục đích và phải tạo ra những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội và văn hóa nói chung. Thực ti n tồn tại của các nền văn hóa những

chục năm gần đây cho thấy, vấn đề quản lý di sản văn hóa không c n nằm ở công thức ứng xử với những sản ph m đƣợc coi là "di sản" - mà chủ yếu nằm ở nhận thức về giá trị di sản và cách thức duy trì các giá trị đó - nhƣ những nền tảng cơ bản của xã hội, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai [16].

Hƣớng theo quan niệm và nhận thức đã nêu trên đây, di sản đƣợc coi nhƣ sản ph m của các quá trình văn hóa, nhƣ cách thức lựa chọn và sử dụng quá khứ của ngày hôm nay, cho hôm nay và ngày mai. Quan điểm mới về di sản có thể dẫn đến các quyết định thực tế và lô gích hơn cho quá trình quản lý di sản. Hiểu một cách biện chứng và mang tính lịch sử là, vấn đề xã hội cần hƣớng tới mục tiêu làm sao để sử dụng quá khứ (di sản văn hóa) cho phù hợp, đem lại các lợi ích lớn nhất (về mọi m t) cho xã hội - chứ không c n là g bó đi theo quan điểm này hay quan điểm khác về bảo tồn. Trong trƣờng hợp cần thiết (với quan điểm mới) ngƣời ta vẫn có thể quyết định bảo tồn yếu tố nào đó của quá khứ - nhƣng bảo tồn không phải để bảo tồn, gìn giữ một cách cứng nhắc, thuần t y, mà bảo tồn hiểu theo nghĩa rộng, đó là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy các giá trị di sản. Và đƣơng nhiên, bên cạnh các hình thực hoạt động bảo tồn, vẫn c n có thể có nhiều cách khác gi p các nhà quản lý văn hóa và cộng đồng phát huy giá trị di sản. Đây chính là một trong những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình quản lý di sản văn hóa trong xã hội hiện nay.

Trong cuốn Những cách sử dụng di sản [104], Laurajane Smith cho rằng:

Di sản không chỉ là về quá khứ - m c dù nó là nhƣ vậy, cũng không chỉ là những thứ vật chất, m c dù cũng chính là nhƣ vậy mà di sản là một quá trình tham gia, một hành động giao tiếp, một hành động để tạo ra ý nghĩa ở hiện tại và cho hiện tại. Cuốn sách này khám phá ý tƣởng về di sản không quá nhiều với tƣ cách là một “sự vật” mà là một quá trình văn hóa và xã hội tham gia với các hoạt động ghi nhớ để có tác dụng tạo ra các cách hiểu và tham gia với hiện tại [104, tr 11-12].

Quan điểm này xuất phát từ tiền đề là mọi di sản đều là phi vật thể. Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh vào tính phi vật thể, tác giả không bỏ qua tính vật thể của di sản bởi l :

Yếu tố xác định một địa điểm di sản hay một bảo tàng là “di sản” chính là các ý nghĩa và giá trị mà ch ng ta trao cho nó - đó chính là chất liệu của di sản. Vì vậy, cho dù ch ng ta có đang bàn về tính vật thể hay phi vật thể của di sản thì thực chất ch ng ta cũng đang bàn về một tập hợp các ý nghĩa và giá trị. Chính giá trị và ý nghĩa là đối tƣợng thực sự của việc quản lý và bảo tồn di sản và nhƣ vậy thì mọi di sản là “phi vật thể” cho dù những giá trị hay ý nghĩa này đƣợc biểu trƣng bởi một địa điểm, một di tích, một cảnh quan hay một đại diện vật chất nào đó ho c đƣợc tái hiện trong các thực hành ngôn ngữ, các điệu m a, lịch sử truyền miệng hay các hình thức di sản phi vật thể khác nhƣ định nghĩa của

UNESCO[105].

Từ những trình bày về các quan điểm lý thuyết trên đây, luận án s xem xét việc quản lý di sản văn hóa (di tích lịch sử- văn hóa và l hội ở làng) theo quan điểm quản lý di sản (bảo tồn - phát triển) đƣợc đề xuất bởi Ashworth (nghĩa là làm sao để di sản sống và phát huy đƣợc các giá trị của nó trong đời sống văn hóa - xã hội đƣơng đại, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai) và đƣợc phát triển bởi Laurajane Smith - coi quá trình quản lý di sản văn hóa là quá trình tham gia văn hóa và xã hội, quá trình sáng tạo văn hóa của các chủ thể của ngày hôm nay.

1.2.2. Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm Di sản văn hóa

Tại điều 1 của Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

1972 của UNESCO, di sản văn hóa đƣợc hiểu là: các di tích, các công trình kiến tr c, các công trình điêu khắc và hội họa, các yếu tố ho c các cấu tr c có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, các nơi cƣ tr hang động và tổ hợp các đ c điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học [22].

Điều 1 của Luật Di sản văn hoá năm 2001 xác định di sản văn hóa bao gồm

di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản ph m tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Luật Di sản văn hóa năm 2001 định nghĩa: “Di sản văn hoá vật thể là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [50].

- Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể

Theo điều 2 Công ƣớc về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO: “Di sản văn hóa phi vật thể đƣợc hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm ngƣời và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ” [23].

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 định

nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản ph m tinh thần gắn với cộng đồng ho c cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình di n và các hình thức khác” [51].

- Khái niệm Di tích lịch sử - văn hóa

Trong Luật Di sản văn hóa năm 2009, di tích lịch sử - văn hóa đƣợc hiểu là:

công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phƣơng ho c gắn với nhân vật có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của địa phƣơng trong các thời kỳ lịch sử; công trình kiến tr c, nghệ thuật, quần thể kiến tr c, tổng thể kiến tr c đô thị và địa điểm cƣ tr có giá trị trong phạm vi địa phƣơng [51].

Ở các làng xã, di tích lịch sử - văn hóa có thể hiểu là các công trình kiến tr c gồm: đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, nhà ở, lăng mộ, nhà thờ họ…. có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, kiến tr c, mỹ thuật.

- Khái niệm Di sản văn hóa làng:

Trong cuốn Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng [4], các tác giả Đ ng Văn Bài

và Nguy n Hữu Toàn đã xác định:

Di sản văn hóa của các làng Việt là một kho tàng hết sức phong ph , đ c sắc, bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể

bao gồm: môi trƣờng địa lý - nhân văn tức là các điều kiện - khung cảnh tự nhiên nhƣ đồng ruộng, xóm làng, đầm ao, bến nƣớc …, các công trình kiến tr c nhƣ đình, đền, chùa, miếu, nhà ở, … và các di vật là các công

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)