Giới thiệu khái quát về Tiêu Thƣợng, Đình Bảng và Phù Lƣu

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trang 42)

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Làng Tiêu Thượng

Tiêu Thƣợng là tên gọi của một làng cổ, nằm ở chân n i Tiêu. Làng Tiêu Thƣợng tuy là một làng nông thôn nhƣng là một làng mở, không khép kín nhƣ các làng thuần nông khác trong vùng, vì có quốc lộ 1A chạy qua. Nhìn tổng thể, Tiêu Thƣợng bên cạnh nông nghiệp vốn là nguồn sống chủ yếu, ngƣời dân c n làm các nghề khác nên có thể gọi là làng nông nghiệp đa canh đa nghề [PL3, STT 25, tr.168]. Về phạm vi hành chính, Tiêu Thƣợng là một trong 6 làng của xã Tƣơng Giang (Tƣơng Giang gồm 5 làng Tiêu và làng Hồi Quan), nằm ở phía Đông Bắc thị xã Từ Sơn. Cùng với guồng máy vận hành theo cơ chế hành chính của quá trình đô thị hóa, xã Tƣơng Giang đã

hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015. Ruộng đất của xã

một phần bị thu hồi để xây dựng cải tạo, nâng cấp các công trình phục vụ dân sinh theo lối sống đô thị nhƣ mở rộng nhà máy nƣớc sinh hoạt, trung tâm thƣơng mại xã (chợ Tiêu) đƣợc triển khai. Cơ cấu kinh tế của xã Tƣơng Giang vì thế, cũng đã chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Năm 2012, nông nghiệp của xã chỉ chiếm 8,72%, trong khi công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tới 53,1% và dịch vụ thƣơng mại chiếm 38,1% [90]. Năm 2013, tỷ trọng cơ cấu kinh tế cũng gần tƣơng đƣơng năm 2012, với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 52,59%, dịch vụ thƣơng mại chiếm 37,78% và nông nghiệp chỉ chiếm 9,63% [91]. Cùng với sự chuyển đổi kinh

tế của xã, làng Tiêu Thƣợng cũng có những thay đổi về cơ cấu kinh tế, dân cƣ và cơ sở hạ tầng. Là một làng nhỏ của xã, Tiêu Thƣợng có khoảng 900 kh u cƣ tr trong 245 hộ trong đó khoảng 10 hộ từ các tỉnh khác đến mua đất, làm nhà do có công việc làm tại khu công nghiệp gần làng. Dân làng hiện nay ngoài làm nông nghiệp, có một số hộ có ki ốt bán hàng, một số ngƣời làm công nhân, một số ngƣời làm công chức, viên chức, có khoảng 7-8 hộ mua xe ô tô làm nghề taxi chở thuê, một số hộ máy gia công màn, khăn m t, một số hộ làm cai thầu xây dựng. Tiêu Thƣợng chƣa bị trƣng dụng đất canh tác phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của Tiêu Thƣợng vẫn c n khoảng 80 mẫu, chủ yếu là trồng l a. Trƣớc đây, Tiêu Thƣợng có nghề dệt vải màn, dệt gạc, dệt khăn m t, làm mành tre, nhƣng những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân (không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc, thu nhập không cao nên nhiều ngƣời bỏ nghề), vì vậy nghề dệt không đƣợc phát triển và có nguy cơ tan rã. Tiêu Thƣợng hiện vẫn là làng nghèo nhất xã. Vì vậy, nhiều ngƣời ở Tiêu Thƣợng đ c biệt là những ngƣời trẻ tuổi muốn đi lao động xuất kh u tại các nƣớc nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Mỗi suất đi lao động nƣớc ngoài nhƣ thế hiện phải đóng 300 triệu đồng nên nhiều ngƣời muốn cũng không có đủ tiền để đi. Một vài gia đình do có ngƣời nhà đi xuất kh u nƣớc ngoài, đã xây đƣợc nhà tầng với đầy đủ tiện nghi. Nhờ đề án xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của làng Tiêu Thƣợng đƣợc cải thiện đáng kể, đƣờng giao thông nông thôn đƣợc bê tông hóa và nhà văn hoá của làng đã đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng [PL3, STT 21, tr. 168].

Quá trình ĐTH tác động đến bộ m t của làng thể hiện ở cách thức xây dựng nhà cửa theo kiểu có cửa hàng bán quán và mở dịch vụ đối với những nhà bám vào các trục đƣờng chính của làng. Đô thị hóa bên cạnh việc gi p dân làng mở mang nghề nghiệp và cách thức làm ăn thuận lợi nhƣng chính nó cũng đã và đang có những tác động tiêu cực đến lối sống của lớp trẻ: ăn chơi đua đ i, phạm vào các tệ nạn nhƣ cờ bạc, nghiện h t, cắm quán, đâm thuê chém mƣớn, …

2.1.1.2. Làng Đình Bảng

Đình Bảng (nay là phƣờng Đình Bảng) vốn là xã có 15 xóm hợp lại thành làng, cả làng thành một xã theo dạng “nhất xã nhất thôn”, giáp ranh với thị trấn Từ

Sơn cũ. Đình Bảng nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lƣu văn hóa: nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Cƣ dân ở đây ngoài sản xuất nông nghiệp c n làm nhiều ngành nghề khác nhau, từ cơ khí (rèn, cán thép…), thủ công (làm mành tr c, sơn mài…) đến đóng gạch, nghiền đất… và buôn bán đủ các m t hàng dân dụng khác. Ngƣời dân Đình Bảng do vậy, vừa giỏi nông nghiệp vừa năng động trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại.

Trải qua tiến trình lịch sử, kể từ thời Lý, Lê, Nguy n đến sau này, cơ cấu hành chính của làng Đình Bảng thay đổi nhiều lần. Hiện nay làng đƣợc phân chia thành 16 khu phố, trong đó có 9 khu phố tập trung trong làng là Thƣợng, Hạ, Bà La, Trung H a, Đình, Tỉnh Cầu, Thọ Môn, Thịnh Lang, Xuân Đài và 7 khu phố nằm độc lập hình thành nên khu trung tâm là Trầm, Ao Sen, Long Vĩ, Cao Lâm, Chùa Dận, Tân Lập, Đền Rồng (khu phố mới đƣợc thành lập vào ngày 19/8/2009). Trong 16 khu phố, 2 khu phố Tân Lập và Đền Rồng dân cƣ thuần t y là công nhân viên, c n khu Chùa Dận cũng chỉ c n ít ruộng. Tổng số nhân kh u toàn phƣờng năm 2012 là khoảng 16.200 ngƣời trên diện tích đất tự nhiên là 852 ha, trong đó đất canh tác là 536 ha [PL3, STT 6, tr. 167].

Về cơ cấu lao động, trƣớc đây ở Đình Bảng có 18 đội sản xuất với 3 HTX là HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng. Năm 1976 có sự hợp nhất thành HTX Nông nghiệp Đình Bảng với 3000 hộ xã viên. Đến nay HTX Nông nghiệp đƣợc đổi tên là HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Đình Bảng với khoảng 8000 xã viên.

Quá trình ĐTH khoảng chục năm trở lại đây đã và đang có ảnh hƣởng sâu rộng tới mọi làng quê Việt Nam và yếu tố d nhận thấy nhất chính là việc chuyển đổi việc sử dụng đất đai. Tại Đình Bảng, trong khoảng hơn chục năm nay, 1/3 đất nông nghiệp với khoảng 176 ha đã chuyển đổi sang đất công nghiệp, giao thông và đô thị nên hiện đất canh tác chỉ c n 360 ha. Ngƣời làm ruộng chủ yếu là ngƣời nhiều tuổi, hết tuổi làm công nhân, một số không vào đƣợc đại học c n lớp trẻ đi thoát ly, làm dịch vụ, ho c làm thuê tại các khu công nghiệp. Con ngƣời Đình Bảng với truyền thống vừa giỏi nông nghiệp vừa năng động trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại nên từ năm 1997 ở Đình Bảng đã có sự phân công lại cơ cấu cây trồng,

do ngƣời dân nhận thấy làm giàu từ l a rất khó, đem lại hiệu quả kinh tế thấp nên đã bắt đầu nghĩ tới việc trồng đào và các loại hoa theo nhu cầu thị trƣờng. M t khác, do nhận thấy chất đất của Đình Bảng cũng gần giống chất đất Nhật Tân nên ban đầu có 1-2 ngƣời của HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Đình Bảng sang Nhật Tân học trồng đào rồi đem các kỹ thuật trồng đào về Đình Bảng và phổ biến cho các xã viên trong HTX. Từ năm 2000 đến nay, toàn bộ khu vực đồng cao của Đình Bảng đã chuyển sang trồng đào, mới đầu chỉ có khoảng 1 đến 2 mẫu, đến nay đã có khoảng 100 héc ta trồng đào, trở thành một mũi nhọn về phát triển nông nghiệp của Đình Bảng hiện nay. Cạnh đó, khoảng 70 héc ta đồng trũng đã đƣợc chuyển sang nuôi trồng thủy sản và làm vƣờn - ao - chuồng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ l a sang đào đã mang lại lợi nhuận rất cao cho nông dân, l c đầu gấp 10 lần, nay gấp 20 lần, do giá của một cây đào tơ có giá khoảng 150 nghìn đồng/cây, c n đào thế, mỗi cây có giá vài triệu đồng. Đào không bán hết thì để bán năm sau, thu đƣợc nhiều tiền hơn vì cây càng to càng có giá, không bao giờ lo ế. Hiện nay, trong số 3000 hộ xã viên của HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Đình Bảng có gần 1000 hộ trồng đào, trừ các chi phí mỗi sào lãi khoảng 20 triệu. Sau hoa đào là hoa ly, hoa loa kèn cũng đƣợc ngƣời dân trồng nhiều. Ngoài ra, khoảng 10-15 héc ta trồng các loại rau nhƣ su hào, hoa lơ, bắp cải cung cấp cho nhu cầu thị trƣờng vì trồng những loại rau này cũng mang lại lợi nhuận cao gấp 10 lần so với trồng l a. Đối với vùng đất trồng l a thu nhập thấp, ngƣời dân không có nhu cầu canh tác, HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Đình Bảng thuê lại của dân, tìm đối tác trồng cây chuyên canh, phù hợp với đất cho khỏi lãng phí. Các cụ ta thƣờng nói “ruộng tứ bề không bằng có nghề trong tay”. Câu nói này hoàn toàn đ ng với thực tế chuyển đổi kinh tế tại làng Đình Bảng. Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện tích đất canh tác nhƣ đã trình bày ở trên. Ngƣời nông dân Đình Bảng không những biết thính nhạy với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà c n rất tài khéo trong các nghề thủ công và hoạt bát trong giao thƣơng buôn bán. Khoảng những năm 1975 - 1984, ở Đình Bảng có nghề làm thuốc lá cuốn, sau này kinh tế phát triển, ngƣời dân không c n h t thuốc lá cuốn nữa mà h t thuốc lá do nhà nƣớc sản xuất, lập tức xuất hiện nghề làm thuốc lá giả ở Đình Bảng. Đó là sự tệ

hại nhƣng điều đó cũng chứng tỏ con ngƣời Đình Bảng có năng lực thích nghi xã hội rất nhanh và độ tinh xảo làm nghề thì ngƣời Đình Bảng rất giỏi. Những ngƣời làm thuốc lá giả, bị công an bắt đi tù nên sợ, bỏ nghề và chuyển sang làm các ngành nghề khác. Ngoài làm bánh phu thê là nghề truyền thống, Đình Bảng hiện có khoảng 1000 hộ có cửa hàng m t phố, kinh doanh các nghề nhƣ cắt giấy, sản xuất vở học sinh, giấy viết, phong bì, sản xuất bao bì, băng vệ sinh, xuất kh u quế hồi, cán thép… Hiện có 2 khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề và hàng trăm doanh nghiệp đóng trên địa bàn phƣờng. Quá trình ĐTH cũng làm cho đất đai ở Đình Bảng ngày càng có giá trị, cùng với lợi nhuận từ việc chuyển đổi cây trồng và thu nhập từ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ đã làm cho đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Nếu nhƣ tính từ 1954 trở về trƣớc, cả làng Đình Bảng chỉ có một số nhà ngói cổ, c n đa phần là nhà cấp 4, thậm chí nhiều nhà tranh vách đất. Sau h a bình trở đi, do kinh tế phát triển, dân làng bắt đầu xây dựng nhiều hơn và ngày nay 80% là nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi nhƣ ti vi, điện thoại, tủ lạnh, xe máy, internet, hố xí tự hoại. Phƣờng hiện có trên 300 ô tô tải, hàng trăm ô tô con. Năm 2002, Đình Bảng đƣợc chọn là 1 trong 14 xã điểm của cả nƣớc xây dựng mô hình nông thôn mới và cho đến nay cơ bản đƣợc hoàn thành, đáp ứng 19 tiêu chí đ t ra, trong đó có trƣờng học đạt chu n quốc gia, nhà thi đấu đa năng, hội trƣờng đa năng, sân vận động, đƣờng đƣợc bê tông hóa, khu công nghiệp xây dựng xa dân cƣ. Ngƣời dân Đình Bảng vừa làm ruộng vừa làm các nghề khác, bán nông bán thƣơng nên kinh tế rất vững vàng và ổn định từ trong quá khứ và đó là nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng của Đình Bảng trong quá trình đô thị hóa ngày nay [PL3, STT 11, tr. 167].

2.1.1.3. Làng Phù Lưu

Phù Lƣu trƣớc đây là một thôn chợ, thuộc tổng Phù Lƣu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc. Hiện nay, làng Phù Lƣu chuyển thành khu phố Phù Lƣu thuộc phƣờng Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lƣu có diện tích cƣ

tr hạn hẹp, chỉ bằng một phần tƣ Đình Bảng.Ruộng đất của làng trƣớc Cách mạng

Tháng Tám có 200 mẫu, trong đó có 75 mẫu là đầm hồ và một khu chợ lớn. Làng

cũng chia thành các xóm nhƣng ở theo từng cụm, từng dãy sát nhau nhƣ đô thị, không có ao, vƣờn, lũy tre xanh nhƣ các làng quê khác. Đầu thế kỷ XIX, làng Giầu (tên nôm) - hay làng Phù Lƣu (tên chữ) có 180 hộ thì 144 hộ không có ruộng, chuyên nghề đi buôn (80%), 6 hộ hoàn toàn làm nông nghiệp (3,3%), 22 hộ vừa làm ruộng vừa buôn bán (12%), 8 hộ nhà giàu chủ yếu buôn bán nhƣng tậu thêm ruộng cho cấy r (hơn 4%) [8, tr.13]. Căn cứ số liệu trên có thể thấy 80-90% thu nhập của dân Phù Lƣu trƣớc đây vốn là do buôn bán mang lại. Ở Phù Lƣu, phụ nữ chỉ buôn

bán theo kiểu “chạy chợ”, quầy hàng của họ trị giá không lớn và dƣờng nhƣ chƣa có

hiện tƣợng cạnh tranh gay gắt trong quá trình buôn bán nên trong làng không có phƣờng buôn. Trong quá trình buôn bán, ngƣời Phù Lƣu lấy chợ làng mình làm cơ sở buôn bán chính, gần nhƣ không thoát ly khỏi làng quê, thậm chí lại c n gắn bó

ch t ch với làng quê hơn. Dƣới chế độ phong kiến, với chính sách “trọng nông ức

thƣơng”, nên dù Phù Lƣu có là một trung tâm buôn bán lớn, nhƣng cũng chỉ là một làng chợ (thị thôn), chứ không thể trở thành một đô thị. M t khác, buôn bán của Phù Lƣu là buôn bán nhỏ trƣớc đây chủ yếu là bán trầu cau và tạp hóa, có chợ trâu nằm ở rìa đƣờng thuộc địa phận đất của làng, tuy nhiên ngƣời Phù Lƣu chƣa bao giờ buôn trâu mà là dân buôn ở miền n i xuống [PL3, STT 27, tr.168]. Ngay từ xa xƣa, ngƣời Phù Lƣu đi buôn không phải vì mục đích làm giàu trọc ph mà là để lấy tiền nuôi con đi học. Mẹ đi buôn, chị đi buôn cốt để nuôi chồng, con, em ăn học nên làng Phù Lƣu cũng là làng của nhiều văn nhân và trọng sự học hành, có nhiều ngƣời giỏi. Năm 1959, thị trấn Từ Sơn đƣợc thành lập (gồm một phần đất của làng Phù Lƣu) và trung tâm buôn bán đƣợc chuyển dần ra thị trấn, nhƣng ngƣời dân Phù Lƣu vẫn sống bằng nghề buôn bán và dịch vụ. Một bộ phận đáng kể ngƣời Phù Lƣu

thoát ly làm công nhân, viên chức, bộ đội. Làng Phù Lƣu khi đó thuộc xã Tân

Hồng. Năm 2008, khi thành lập thị xã, thị trấn Từ Sơn, làng Phù Lƣu và làng Xuân Thụ (trƣớc thuộc xã Đồng Nguyên) hợp thành phƣờng Đông Ngàn.

Ngày nay Phù Lƣu là một trong 6 khu phố của phƣờng Đông Ngàn. Phía Đông giáp khu phố Yên Lã phƣờng Tân Hồng, phía Nam giáp phƣờng Đình Bảng, phía Tây giáp khu phố Trần Ph và khu phố Lê Hồng Phong, phía Bắc giáp khu phố

Hoàng Quốc Việt phƣờng Đông Ngàn. Dân số của Phù Lƣu có khoảng 3000 kh u trong đó khoảng một phần ba là dân ngụ cƣ, chuyển từ nơi khác đến. Phần lớn làm nghề buôn bán nhỏ và vừa, ho c làm các nghề dịch vụ nhƣ cắt tóc, gội đầu, mở spa, nấu cỗ… Số ngƣời làm nông nghiệp chỉ c n dƣới 20%. Đối với ngƣời Phù Lƣu, quá trình đô thị hóa di n ra một cách rất tự nhiên, bởi vì họ đã quen với lối sống của “thôn - thị” từ xa xƣa và đã có những tiếp nhận ứng xử theo “phong cách” ngƣời dân thị tứ, không theo kiểu bị “cƣỡng bức” nhƣ những nơi khác. Vào năm 2005 - 2006, một phần diện tích ruộng đất của Phù Lƣu đƣợc thu hồi để phát triển đô thị, nhân dân Phù Lƣu đƣợc hƣởng 10% diện tích theo chính sách của nhà nƣớc. Sau đó, làng họp và thống nhất để những ngƣời mất ruộng hƣởng 70%, 30% để lại cho làng. Những chỗ đất kẹt, dôi dƣ thì làng cho thuê làm dịch vụ, tạo nguồn thu cho quỹ của làng. Làng đã sử dụng quỹ để tu bổ, trùng tu cụm di tích. Lối sống của dân làng từ khi đô thị hóa thay đổi không nhiều do Phù Lƣu là làng mở từ xa xƣa, các

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)