Bàn về quản lý DSV Hở làng theo quan điểm quản lý di sản

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trang 96)

Thay đổi quan trọng nhất trong lĩnh vực di sản văn hóa trên thế giới hiện nay là sự thay đổi nhận thức về di sản văn hóa. Ngƣời ta giờ coi đó là một sản ph m văn hóa, tạo ra trong hiện tại bởi nhiều đối tƣợng, vì các mục đích hiện tại và tƣơng lai. Câu hỏi quan trọng liên quan đến quản lý di sản văn hóa là: quản lý đối tƣợng nào vì sao phải quản lý và quản lý nhƣ thế nào Các tranh độ trên góc độ học thuật thƣờng liên quan đến hai câu hỏi đầu. Nền tảng cốt lõi cho hai câu hỏi đầu là những lập luận về mối quan hệ giữa di sản văn hóa và các khía cạnh rộng hơn của xã hội,

ví dụ nhƣ: ý thức về cộng đồng, sức khỏe tinh thần, du lịch, đa dạng văn hóa, tinh thần đoàn kết, sản xuất, giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời.... Lý do để ta tập trung vào nghiên cứu khía cạnh này mà không phải khía cạnh khác là mức độ ảnh hƣởng quan trọng của nó với xã hội trong bối cảnh hiện tại. Ví dụ, trong thời kỳ phát triển và có nhiều thay đổi nhƣ hiện nay, mối quan tâm đáng ch ý là các tác động gi p xã hội phát triển cân bằng, bền vững, gi p phát huy tính sáng tạo và thu nhập của ngƣời dân. Ở những khía cạnh này, di sản văn hóa có tác động chứ không phải không có. Lô gich của câu chuyện là: nếu ta nhận thấy di sản văn hóa (cấp làng/thôn ch ng hạn) có tác động tích cực ở các khía cạnh mà nhiều ngƣời đang quan tâm này, thì cần phải tổ chức quản lý di sản văn hóa theo hƣớng th c đ y các tác động đó, vì lợi ích chung của xã hội.

Trong cuốn Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt [71], tác giả Bùi Hoài

Sơn đã nhìn nhận việc quản lý l hội dƣới góc độ của quan điểm quản lý di sản. Nhiều vấn đề lý luận và thực ti n đã đƣợc đề cập và lý giải khoa học, có tính ứng dụng khả thi. Kế thừa một số vấn đề đã đƣợc đề cập và giải quyết có hiệu quả từ những công trình đã công bố, với luận án này, qua việc quản lý các di tích tại địa bàn thị xã Từ Sơn, ch ng tôi muốn làm rõ hơn việc quản lý DSVH tập trung vào các di tích (đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ) ở làng theo quan điểm quản lý di sản, để có thể xác lập đƣợc một mô hình mang tính ứng dụng cho địa phƣơng sở tại và tham khảo cho các địa phƣơng khác.

Theo quan điểm quản lý di sản, mọi sự tồn tại của di sản văn hóa cùng quá trình quản lý phải có mục đích và tạo ra đƣợc những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội và văn hóa nói chung. Thực tế cho thấy, các di tích văn hóa làng xã nhƣ đình, đền, chùa, miếu và các l hội đƣợc tổ chức tại đó đều gắn với yếu tố tâm linh, đáp ứng các nhu cầu về tâm linh, thờ c ng, tham quan, du lịch, giải trí của ngƣời dân. Chính vì thế, sự kết hợp một cách tự nhiên, hài h a giữa di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể, thông qua thực hành văn hóa của cộng đồng, đã tạo ra “sức sống” cho di sản, góp phần xây dựng môi trƣờng sinh hoạt xã hội nhân văn của cộng đồng vừa theo quỹ đạo phát triển văn hóa - xã hội chung, vừa mang bản sắc địa phƣơng.

Trên địa bàn Từ Sơn, từ sau Đổi mới đến nay, nhiều di tích (đình, đền, chùa,…) trƣớc đây bị phá hủy hoàn toàn, nay đã và đang đƣợc phục dựng lại, trong đó có một số đình, đền, chùa đã và đang đƣợc xây dựng hoàn toàn mới. Đây chính là “bệ đỡ” mang tính tiên quyết cho các bƣớc phục dựng, tôn tạo, bồi đắp các hình thức thực hành nghi l , tín ngƣỡng và l hội cùng các hình thức sinh hoạt văn hóa khác của cộng đồng các làng quê ở thị xã Từ Sơn.

Về phục dựng di tích

Di tích Đền Đô đã bị phá hủy hoàn toàn trong kháng chiến chống Pháp nhƣng mấy chục năm sau, vào năm 1989 ngƣời dân Đình Bảng đã tiến hành phục dựng lại trên nền nhà cũ để đáp ứng nhu cầu thờ c ng của ngƣời dân với các vị vua nhà Lý. Việc phục dựng lại các di tích nhƣ Đền Đô: đƣợc ngƣời dân tiến hành trên cơ sở cố gắng phục dựng lại nhƣ cũ dựa theo dấu tích c n lại (nền móng), theo các bản v , ảnh c n lại, và ký ức của ngƣời dân. Đƣơng nhiên việc phục dựng lại này s vi phạm về tính chân thực của di sản. Ở Đền Đô, ngƣời ta c n xây dựng nhà truyền thống để trƣng bày các bức ảnh, sách vở, tài liệu về Đền Đô nhằm giới thiệu và tuyên truyền cho du khách đến tham quan Đền Đô, điều mà trƣớc đây chƣa có.

Nguyên chủ tịch phƣờng Đình Bảng cho rằng:

Cái gì cổ thì giữ cổ, cái gì là mẫu xƣa thì phải giữ nhƣng cũng không quá cứng nhắc. Ví dụ cái văn chỉ, võ chỉ của Đền Đô thời xƣa vì không có tiền thì các cụ chỉ làm nhỏ 3 gian, c n bây giờ phải làm to hơn cho cân xứng với không gian, để phù hợp thời đại nhƣng làm gì cũng phải giữ lại kiến tr c của thời đó. Ho c xây dựng lại cổng chùa thì phải ra cổng chùa, cổng đình thì phải ra cổng đình, nhiều nơi làm cổng chùa giống cổng đình là không đƣợc [PL3, STT 28, tr. 167].

Đền Đô khi đƣợc xây dựng lại, đã thu h t ngày càng đông đảo ngƣời dân sở tại và quanh vùng đến tham gia l hội và c ng l , tham quan hàng ngày. Di tích Đền Đô đã đƣợc nhà nƣớc công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991 và đang đƣợc đề nghị xem xét là Di tích quốc gia đ c biệt. Rõ ràng là, nếu theo các quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của di sản thì ở

đây không phải nhƣ vậy. Nhƣng nếu theo quan điểm quản lý di sản, ngƣời ta không quá đề cao vai tr của tính chân thực này. Nhận diện từ những gì đã và đang di n ra

trong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có thể xác nhận: Chân thực hay không

không phải là giá trị khách quan mà nó được đo bằng trải nghiệm của cá nhân và

cộng đồng, được các cá nhân và cộng đồng đồng thuận, tin theo. Và di sản là quá

trình sáng tạo văn hóa trong những môi trường vận động xã hội thực tại.

Cũng theo Luật Di sản văn hóa 2009, cần giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu

thành di tích có nghĩa là trong quá trình phục dựng và tu bổ các di tích tiêu biểu phải xác định đƣợc yếu tố gốc ví dụ t a đại đình, ho c các di tích thời Lý chỉ c n lại dấu vết ở nền móng thì khi xây dựng lại cần giữ nguyên những yếu tố gốc đó. C n các hạng mục phụ trợ nhƣ nhà khách, nhà trƣng bày hiện vật, nhà cho sƣ ở, cổng, tƣờng rào ho c tôn cao nền…. cũng nên cho phép cộng đồng đƣợc tu sửa mi n sao vẫn theo kiến tr c truyền thống về kiểu dáng, chất liệu xây dựng và phù hợp với cảnh quan chung của di tích. Ở khía cạnh này không nên quá cứng nhắc và đóng khung là phải làm mới y hệt nhƣ cũ thì mới đƣợc phép xây dựng. M t khác, việc xây dựng những hạng mục phụ trợ nhƣ trên vừa đảm bảo cho nhu cầu hiện tại vừa là cách ghi dấu lại một thời đại cho các thế hệ tƣơng lai. Đó cũng là quá trình sáng tạo văn hóa.

Các hoạt động văn hóa di n ra tại Đền Đô - ngôi đền mới đƣợc phục dựng lại ở thời hiện tại - nhƣ l hội, c ng l , sự tham quan của ngƣời dân đã tạo nên ý nghĩa và giá trị của Đền Đô chính là minh chứng cho quan điểm của Laurajane Smith: “Di sản là một quá trình tham gia, một hành động giao tiếp, một hành động để tạo ra ý nghĩa ở hiện tại và cho hiện tại.” và “Cái mà xác định một địa điểm di sản hay một bảo tàng là “di sản” chính là các ý nghĩa và giá trị mà ch ng ta trao cho nó - đó chính là chất liệu của di sản” [105].

Quan sát l hội đƣợc tổ chức ở Đền Đô cũng nhƣ ở một số làng xã khác ở Từ Sơn, ngoài các tr chơi cổ truyền nhƣ chọi gà, cờ ngƣời, vật, tổ tôm điếm, đánh đu, bắt vịt, … đã xuất hiện nhiều tr chơi, hoạt động thể chất của thời hiện đại đƣợc tổ chức nhƣ thể dục dƣỡng sinh, cầu lông, bóng chuyền, … đƣợc tổ chức, thu h t đông

đảo ngƣời dân tham gia. Đó cũng là sự sáng tạo văn hóa trong môi trƣờng xã hội hiện tại.

Về xây dựng mới đình, đền, chùa, miếu

Ở Từ Sơn, trong quá trình đô thị hóa, có vấn đề nảy sinh là phân chia lại địa giới hành chính. Trƣớc đây, hai làng Nguy n và Xuân Thụ (trƣớc thuộc xã Đồng Nguyên) có chung đình, đền, chùa. Sau khi Từ Sơn chuyển thành phƣờng thì làng Xuân Thụ thuộc phƣờng Đông Ngàn c n làng Nguy n thì thuộc phƣờng Đồng Nguyên. Từ đây bắt đầu phát sinh mâu thuẫn tranh chấp sắc phong nhƣ ch ng tôi đã nêu ở chƣơng 2. Vì sau khi phân định hai làng thuộc hai phƣờng khác nhau, làng Nguy n không c n đền, chùa nên dân làng quyết tâm xây dựng mới trên đất của làng. Đến nay, ngôi chùa đã xây dựng xong c n ngôi đền nằm bên cạnh thì đang xây dựng nhƣng vì vƣớng đƣờng dây điện chƣa di chuyển đƣợc nên chƣa hoàn thành. Hàng năm, dân làng đã tổ chức l hội tại khu vực này.

Hiện nay, theo Luật Di sản văn hóa, các đình, đền, chùa đƣợc xây dựng mới

chƣa thuộc phạm vi “di sản văn hóa”. Nhƣng những nơi này vẫn đƣợc đông đảo ngƣời dân đến tham gia l hội, c ng l , tham quan hàng ngày. Những địa điểm này trở nên có ý nghĩa và giá trị trong mắt ngƣời dân. Theo Laurajane Smith, đó cũng

chính là di sản. Vì vậy, ch ng tôi cho rằng các đình, đền, chùa được xây dựng mới

cũng cần phải được quản lý với tư cách là di sản văn hóa, từ khâu thiết kế xây dựng, có sự tham gia của các nhà chuyên môn, những ngƣời am hiểu về văn hóa để tránh việc xây dựng tùy tiện, lai căng văn hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)