L ỜI CẢM ƠN
3.2.1 Đánh giá khả năng hoạt động của chip nano vàng
Quét thế tuần hoàn (CV) là kỹ thuật điện hóa được sử dụng rất phổ biến để xác định những thông tin nhiệt động học của quá trình oxy hóa khử (thế oxy hóa khử).
Chúng tôi dùng chip nano Au, quét CV trong dung dịch nền K3Fe(CN)6 và K4Fe(CN)6 (gọi tắt là dung dịch Fe2+/ Fe3+) để đánh giá khảnăng hoạt động điện hóa của chip nano vàng.
Tiến hành quét CV chip nano Au trong khoảng thế -0,1V đến 0,7V ở các tốc độ
quét khác nhau 1, 10, 100 mV/s.
Hình 3.5 : Hoạt tính điện cực chip nano vàng loại sợi dài 1000 µm trong dung dịch nền K3Fe(CN)6 5mM ; K4Fe(CN)6 5mM ; KNO3 0.5M với các tốc độ quét 1, 10, 100 mV/s -800 -600 -400 -200 0 200 400 600 800 -1500 -1000 -500 0 500 1000 1500 mV uA Series1 Series2 Series3
Kết quả trên hình 3.5 cho ta thấy khi quét với tốc độ thấp 1mV/s đỉnh oxy hóa và
đỉnh khử không xuất hiện. Khi tốc độ quét 10 mV/s, 100 mV/s đỉnh oxy hóa và đỉnh khử
xuất hiện rõ, độ cao đỉnh oxy hóa và khử xấp xỉ bằng nhau tương ứng ở các tốc độ quét. Thế của đỉnh khửvà đỉnh oxi hóa không bị dịch, thay đổi khi tốc độ quét khác nhau.
Theo lý thuyết điện hóa, một hệ điện hóa có thế đỉnh không phụ thuộc vào tốc độ
quét thế và độ cao các đỉnh xấp xỉ nhau gọi là hệ thuận nghịch. Một điện cực hoạt động điện hóa tốt thì khi quét CV phải thu được hệ thuận nghịch. Những nghiên cứu định lượng của
NiCholson và Shain năm 1964 cho thấy tất cả các CV của hệ oxi hóa-khử thuận nghịch đều có dạng như hình 3.5.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy chip Au quét CV trong dung dịch Fe2+/ Fe3+ là một hệ thuận nghịch, chứng tỏ chip Au hoạt động điện hóa tốt, các quá trình oxy hóa và quá trình khử xảy ra tốt.