Phân loại vật liệu nano

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano bạc trên polyurethane mút xốp nhằm xử lý nguồn nước uống nhiễm khuẩn (Trang 26)

Có rất nhiều cách phân loại vật liệu nano, mỗi cách phân loại cho ra rất nhiều loại nhỏ nên thường hay làm lẫn lộn các khái niệm. Sau đây là một vài cách phân loại thường dùng[6].

Phân loại theo hình dáng của vật liệu

Vật liệu nano không chiều (cả ba chiều đều có kích thước nano), ví dụ đám

nano, hạt nano.

Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó một chiều tự do, hai chiều có kích

thước nano, ví dụ dây nano, ống nano.

Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó hai chiều tự do, một chiều có kích

thước nano, ví dụ màng mỏng (có chiều dày kích thước nano).

Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau. Cũng theo cách phân loại theo hình dáng của vật liệu, một số người đặt tên số chiều bị giới hạn ở kích thước nano. Nếu như thế thì hạt nano là vật liệu nano 3 chiều, dây nano là vật liệu nano 2 chiều và màng mỏng là vật liệu nano 1 chiều. Cách này ít phổ biến hơn cách ban đầu.

Phân loại theo tính chất vật liệu thể hiện sự khác biệt ở kích thước nano

Vật liệu nano kim loại. Vật liệu nano bán dẫn. Vật liệu nano từ tính. Vật liệu nano sinh học ...

Nhiều khi người ta phối hợp hai cách phân loại với nhau, hoặc phối hợp hai khái niệm nhỏ để tạo ra các khái niệm mới. Ví dụ, đối tượng chính của chúng ta sau đây là "hạt nano kim loại" trong đó "hạt" được phân loại theo hình dáng, "kim loại" được phân loại theo tính chất hoặc "vật liệu nano từ tính sinh học" trong đó cả "từ tính" và "sinh học" đều là khái niệm có được khi phân loại theo tính chất.

14

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano bạc trên polyurethane mút xốp nhằm xử lý nguồn nước uống nhiễm khuẩn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)