Đặc xá, đại xá theo quy định của PLHS Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu Đặc xá, đại xá Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39)

đến nay

Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1999, Nhà nước ta đã 2 lần tiến hành đại xá và khoảng 35 lần tiến hành đặc xá. Tuy nhiên, chế định đặc xá, chế định đại xá chỉ được quy định trong hiến pháp, các văn bản đặc xá, văn bản đại xá ban hành trong những lần đặc xá, đại xá cụ thể hoặc được đề cập đến với tính chất là một thủ tục tố tụng (xét đơn xin ân giảm án tử hình). Các vấn đề quan trọng như khái niệm, các đặc điểm cơ bản, bản chất pháp lý... của chế định đặc xá, chế định đại xá đều không được đề cập trong các văn bản PLHS. Thậm chí, ngay cả trong Bộ luật Hình sự năm 1985 - Bộ luật Hình sự lần đầu tiên của nước ta, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực lập pháp về hình sự - do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không có quy định nào liên quan đến chế định đặc xá và chế định đại xá.

Trong lần pháp điển hoá năm 1999, TSKH. PGS Lê Cảm đã đưa ra những kiến giải lập pháp liên quan đến chế định đặc xá và chế định đại xá với tính chất là hai chế định độc lập trong PLHS Việt Nam. Mặc dù không được những nhà làm luật tiếp thu và ghi nhận trong Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng lần đầu tiên tại hai điều luật (Điều 25 - Miễn trách nhiệm hình sự và Điều 57 - Miễn chấp hành hình phạt) có quy định về đặc xá với tính chất là một trường hợp của miễn CHHP; đại xá với tính chất là một trường hợp của

39

miễn TNHS và một trường hợp của miễn CHHP. Tuy đây không phải là một pháp điển hoá toàn diện và triệt để về chế định đặc xá, chế định đại xá, nhưng bằng những quy định trên, lần đầu tiên nhà làm luật Việt Nam đã chính thức thừa nhận đặc xá, đại xá là hai chế định của PLHS, thể hiện nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung cũng như của PLHS nói riêng trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu Đặc xá, đại xá Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)