Chuyển tiền điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật và công nghệ để thực hiện thanh toán bằng tiền điện tử qua mạng máy tính (Trang 47)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.6.2.Chuyển tiền điện tử

Phương thức chuyển tiền liên ngân hàng hiện đang được áp dụng tại các ngân hàng của Việt Nam. Với hình thức chuyển tiền này, người sử dụng đòi hỏi nhiều yếu tố đối với hệ thống, như độ an toàn, tính chính xác, mức phí hợp lý…

Để đảm bảo về khả năng sử dụng tiền điện tử ở Việt Nam, giúp quá trình lưu chuyển đồng tiền điện tử được an toàn, hiệu quả, một số vấn đề nêu dưới đây cần phải được quan tâm:

1/. Xây dựng đƣờng đi an toàn cho đồng tiền điện tử.

Để đảm bảo an toàn cho đồng tiền điện tử khi được sử dụng và lưu chuyển, nó đòi hỏi phải có sự ứng dụng hiệu quả, thành công của lý thuyết mật mã trong hệ thống tổng thể và các hệ thống con.

Xây dựng đường đi an toàn cho đồng tiền điện tử chính là việc xây dựng một cơ sở hạ tầng về mật mã khóa công khai, viết tắt là PKI (Public Key Infrastructure).

Ở đây, PKI được hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện cùng các giao thức bảo đảm an toàn truyền tin cho các giao dịch trên mạng máy tính công khai. Như vậy có thể thấy, PKI là nền móng mà trên đó, các ứng dụng, các hệ thống an toàn bảo mật thông tin được thiết lập.

Có ba thành phần chính cấu thành nên PKI, bao gồm:

+ Các công cụ, phương tiện và giao thức bảo đảm an toàn thông tin. + Hành lang pháp lý cho PKI: Luật giao dịch điện tử, các Quy định dưới luật…

+ Các tổ chức điều hành giao dịch điện tử, ví dụ như: RCA: là các Root CA, với

CA: Certification Authority, cơ quan chứng thực.

RA: Registration Authority, cơ quan xử lý yêu cầu chứng thực. …

Hệ thống PKI phải được xây dựng đảm bảo tin cậy, thực chất nó là một hệ thống tổng thể, trong đó có vai trò của PKI ứng dụng vào quy trình thanh toán điện tử của hoạt động thương mại điện tử.

2/. Xây dựng các cơ sở bảo vệ “ví tiền” của ngƣời sử dụng.

Việc chuyển đổi từ đồng tiền giấy thông thường sang đồng tiền điện tử phải đảm bảo được ý niệm về sử dụng đồng tiền cho giá trị tích lũy và tiêu dùng. Do đó, xây dựng ví tiền điện tử cũng phải đảm bảo được yêu cầu này ngoài những yếu tố thuận lợi hơn khác.

Khái niệm ví tiền điện tử là một phương tiện thanh toán mới so với các phương tiện thanh toán đã có từ lâu như thẻ tín dụng hay séc, nó cho phép người sử dụng giao dịch với ngân hàng để nhận tiền rút về hay gửi tiền từ ví tiền điện tử vào ngân hàng.

Giống như việc sử dụng ví tiền thông thường, với ví tiền điện tử, tiền điện tử được chuyển vào ví tiền của người sử dụng (có tiền) trước khi người sử dụng tiến hành bất cứ giao dịch nào. Ở đây, vấn đề đặt ra là làm sao để bảo đảm an toàn cho “ví tiền” của người sử dụng. Giải pháp cho vấn đề này chính là thẻ thông minh (Smart Card).

Có một con chip được gắn vào thẻ, nó có khả năng lưu trữ lượng thông tin rất lớn. Con chip này cũng có thể là một bộ vi xử lý. Thẻ thông minh có khả năng bảo vệ dữ liệu được ghi trong nó từ sự truy cập trái phép bên ngoài do thẻ chỉ có thể được truy nhập thông qua các giao diện điều khiển bởi hệ điều hành, dữ liệu bí mật (như khóa công khai của người sử dụng, các chứng nhận,…) được ghi lên thẻ theo cách mà bên ngoài không thể đọc được. Dữ liệu trong thẻ chỉ có thể được đọc bởi CPU của thẻ.

Ở Việt Nam, thẻ thông minh vẫn chưa thực sự phổ biến, chủ yếu chỉ là những loại hình thẻ thông minh đơn giản như SIM điện thoại di động.

Từ yêu cầu xây dựng nền tảng thương mại điện tử, với phương thức thanh toán điện tử sử dụng đồng tiển điện tử đã đòi hỏi việc sản xuất và đưa vào sử dụng các loại thẻ thông minh này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật và công nghệ để thực hiện thanh toán bằng tiền điện tử qua mạng máy tính (Trang 47)