5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.1. Mô hình trả tiền sau
Nguyên tắc tín dụng được sử dụng trong mô hình này, thực chất người sử dụng (người mua hàng) không phải thực sự trả tiền cho người bán ngay khi đang giao dịch mà phía ngân hàng đại diện bên người mua sẽ chuyển tiền mặt cho ngân hàng đại diện bên người bán sau đó, sau giao dịch mua bán, khi đó tiền mặt mới được rút ra khỏi tài khoản bên người mua để chuyển vào tài khoản bên người bán.
Mô hình này còn được gọi là mô hình mô phỏng séc (cheque-like model) .
Hình 2.2: Mô hình mô phỏng séc
Ngân hàng đại diện bên mua
Ngân hàng đại diện bên bán chuyển tiền mặt thực sự thông báo lưu ý chuyển khoản chứng từ tín dụng người bán người mua
Cụ thể, bên người mua sẽ trả cho bên người bán một chứng từ tín dụng có tác dụng giống như séc. Khi đó, bên người bán sẽ có hai lựa chọn: chấp nhận giá trị thay thế của tín dụng vừa nhận đó và chỉ liên lạc chuyển khoản với ngân hàng của mình sau này (pay-later), như vậy quá trình thanh toán kết thúc tại đây, hoặc liên lạc với ngân hàng của mình ngay trong quá trình mua bán để thực hiện việc chuyển khoản ngay trong giao dịch (pay-now).
Như vậy, bên người bán sẽ nêu yêu cầu chuyển khoản với ngân hàng đại diện của mình để thực hiện liên lạc với ngân hàng đại diện của bên người mua trong pha chuyển khoản, khi này việc chuyển tiền thực sự sẽ được diễn ra từ phía tài khoản của người mua chuyển sang phía tài khoản của người bán.
Kết thúc quá trình này, ngân hàng đại diện bên người mua sẽ gửi một thông báo lưu ý sự kiện chuyển khoản đó cho khách hàng của mình.
Ở đây, theo những quy định nhất định từ ngân hàng đại diện phía người mua, chứng từ tín dụng do người mua (người thanh toán) tạo ra, dựa trên những thông tin riêng về tên tuổi, số tài khoản và có thể là cả tình trạng tài khoản (khả năng thanh toán được) của người thanh toán ấy.