Một số kiến nghị với chính phủ và nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phanh xe máy sang thị trường Nhật Bản của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam (Trang 35)

Xuất khẩu thị trường ra nước ngoài là chiến lược mũi nhọn của nhà nước ta đối với tất cả các ngành nghề và đối với các doanh nghiệp trong cả nước nhằm thu ngoại tệ đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân. Đối với công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu là hết sức cần thiết và nếu làm được tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trực tiếp và thiết thực.

Tuy nhiên xuất khẩu sản phẩm là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện từ phía các doanh nghiệp cũng như sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính phủ và các bộ ngành trong cơ chế điều hành cũng như hỗ trợ tài chính khác.

Qua một thời gian thực tập và nghiên cứu, tôi xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau:

Giải pháp về nguồn vốn đầu tư

Chính sách và giải pháp đầu tư thu hút vốn vốn đầu tư nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất mặt hàng phanh xe máy các loại. Trong đó các giải pháp về tăng cường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Vốn FDI phụ thuộc vào thị trường đầu tư quốc tế, khung pháp luật và chính sách, cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp phụ trợ.

Việt Nam cần có quy hoạch tổng thể cho ngành linh kiện máy móc, thiết bị và các dụng cụ phụ tùng để định hướng cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước trong dài hạn. Để làm được như vây, Việt Nam cần duy trì tính nhất quán, minh bạch, liên tục trong các chính sách có liên quan đến công ty nước ngoài. Đối với các hãng nước ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất quan trọng nhất là nguồn cung ứng điện và giao thông vì chúng quyết định môi trường đầu tư với sự tác động lên sản xuất và chi phí.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chúng ta phải liên doanh liên kết với các công ty xuyên quốc gia vì những công ty này có nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ phát triển, ưu tiên các đối tác có định hướng làm ăn lâu dài, chuyển giao công nghệ sâu giúp sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới và nên cân nhắc kỹ khi liên doanh liên kết với nước ngoài các sản phẩm trong nước đã sản xuất được.

Đối với nguồn vốn trong nước Nhà nước cần có sự hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng, sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi xuất thấp khắc phục khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng và các quy chế tài chính.

Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu

Cần đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất trong nước để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hiện vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đơn giản thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Tình trạng một loại nguyên liệu nhưng có các thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao cũng như chức năng khác nhau vẫn được áp dụng cùng một mức thuế thuế như hiện nay đem lại nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp sản xuất phanh NISSIN Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam.

Bổ sung quy định về giá trị thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tối thiểu không thu, không truy thu, không hoàn, truy hoàn, xử lý tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nộp thừa :

Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế không quy định về giá trị thuế tối thiểu không thu, không truy thu, không hoàn, truy hoàn, xử lý tiền thuế nộp thừa. Bởi thực tế có những khoản thuế rất nhỏ nếu vẫn phải thực hiện việc thu, truy thu, hoàn, truy hoàn, xử lý tiền thuế nộp thừa thì sẽ dẫn tới chi phí hành chính sẽ cao hơn nhiều so với việc thu hoặc hoàn lại các khoản thuế nhỏ đó. Hơn nữa, với lực lượng hiện tại, chúng ta nên tập trung nguồn lực để quản lý các mặt hàng trọng điểm với mức thuế cao. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với những Chuẩn mực của Công ước Kyoto.

Hoàn thiện khung pháp lý để triển khai hải quan điện tử:

Việc các quy định của pháp luật để triển khai hải quan điện tử sẽ góp phần tác động tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hải quan 17 Việt Nam triển khai tốt hải quan điện tử tất yếu sẽ kéo theo điện tử hóa, tự động hóa các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Chỉ số đánh giá hoạt động hải quan là một công cụ để xác định kết quả, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan, giúp cơ quan Hải quan đánh giá sự tiến bộ, hướng tới tầm nhìn và các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đây chính là những con số “biết nói” thể hiện một cách chính xác và trung thực kết quả, hiệu quả hoạt động của Hải quan Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phanh xe máy sang thị trường Nhật Bản của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam (Trang 35)