Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 68)

63

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong các biện pháp bảo đảm an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế. Thông qua đăng ký giao dịch bảo đảm các bên trong quan hệ giao dịch có thể kiểm tra một cách thuận lợi tài sản dùng để bảo đảm. Theo Điều 3 Nghị định số 83 thì các giao dịch bảo đảm phải đăng ký gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản khác được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Thế chấp quyền đòi nợ cũng không thuộc danh sách các giao dịch bắt buộc phải đăng ký để hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 22 Nghị định số 163 lại có quy định: “Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền”. Điều này có nghĩa là, mặc dù pháp luật không yêu cầu phải đăng ký hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, nhưng cũng như các giao dịch bảo đảm mang tính chất đối vật khác, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký [8, Điều 11]. Việc đăng ký hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ sẽ bảo đảm quyền lợi cho Bên nhận thế chấp khi xác định thứ tự ưu tiên thanh toán so với Bên nhận thế chấp khác (vì theo Điều 325 của BLDS, thứ tự đăng ký và việc có đăng ký hay không là các tiêu chí xác định thứ tự ưu tiên thanh toán) và so với bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ. Như vậy, vô hình chung, với quy định này, Bên nhận thế chấp là các TCTD nếu muốn tránh rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ đã bị chuyển giao thì bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm để nắm chắc thứ tự ưu tiên thanh toán về phần mình. Bởi nếu, TCTD lỡ nhận thế chấp

64

quyền đòi nợ đã được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 BLDS thì sẽ được ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

Đây là một hạn chế của pháp luật mà cần phải sửa đổi.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)