Ưu thế và nhược điểm của việc tiếp cận vốn mạo hiểm so với các nguồn

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư mạo hiểm - giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 26)

để phát triển ổn định. Trong khi đó, đi kèm với vốn đầu tư mạo hiểm, các quỹ cấp vốn mạo hiểm cũng thường có các hỗ trợ khác về mặt quản lý, kinh doanh, công nghệ… Đây là những sự hỗ trợ hết sức cần thiết mà các quỹ mang đến cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay.

1.3.2 Ưu thế và nhược điểm của việc tiếp cận vốn mạo hiểm so với các nguồn khác nguồn khác

1.3.2.1 Ưu thế của việc tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm

Ưu điểm lớn nhất của vốn đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp công nghệ cao là khả năng tiếp cận nguồn vốn lớn mà không cần tài sản thế chấp. Đây là kênh tài trợ khác cho doanh nghiệp trong trường hợp không thể tiếp xúc với vốn vay ngân hàng, giúp cho doanh nghiệp có những đột phá trong nghiên cứu phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

19

Hình 0.3: Vốn đầu tư mạo hiểm, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao

Ngoài vốn, quá trình tiếp cận vốn mạo hiểm còn mang lại khả năng chuyên môn về quản lý, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh và thông tin. Đây là điểm khác biệt giữa vốn mạo hiểm và việc tài trợ vốn thông thường.

Khả năng chuyên môn hóa về quản lý: Trước khi cung ứng vốn vào dự án của doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường dành nhiều thời gian và năng lực nghiên cứu khả năng thành công của dự án. Một trong những nhân tố của quá trình đầu tư mạo hiểm là phải đảm bảo rằng một đội ngũ quản lý có đủ năng lực đang nắm quyền hoặc sẽ được thành lập để giải quyết công việc quản lý của công ty. Vốn mạo hiểm được hoạch định để hỗ trợ các doanh nhân và giúp ra quyết định đúng đắn hơn. Vì vậy các quỹ đầu tư mạo hiểm ngoài việc cung cấp vốn, họ còn tham gia lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường, định giá tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận và tăng cường bổ sung vào công tác quản lý cho các doanh nghiệp.

20

Kế hoạch kinh doanh: Quy trình tham gia vốn mạo hiểm cũng đảm bảo rằng doanh nhân có suy nghĩ đúng đắn và kế hoạch của họ được xây dựng cụ thể, đầy đủ và rõ ràng.

Thông tin: Bằng việc tiếp cận với vốn đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tư mạo hiểm, các công ty công nghệ sẽ tiếp cận được các thông tin về công nghệ và hoạt động kinh doanh. Quỹ đầu tư mạo hiểm giữ vai trò của người cung cấp thông tin. Họ có khả năng tập hợp thông tin với chi phí thấp hơn các nhà đầu tư vì:

 Quỹ đầu tư mạo hiểm thu thập thông tin dựa trên một số lượng lớn các nhà đầu tư.

 Họ có lợi thế về qui mô hoạt động, cụ thể là tạo lập được một mạng lưới các nguồn thông tin tham khảo, các nhà cung cấp các dịch vụ.

Danh tiếng: Đạt được thỏa thuận về vốn đầu tư mạo hiểm với các quỹ đầu tư đồng nghĩ với việc công ty công nghệ đã tạo dựng được danh tiếng và uy tín cho mình, những thứ được xem là một loại tài sản vô hình và rất có giá trị khi giao dịch với khách hàng.

1.3.2.2 Nhược điểm của việc tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm

Chấp nhận vốn đầu tư mạo hiểm đồng nghĩa với việc bạn phải trao lại một số quyền cho nhà đầu tư. Hầu hết các quỹ đầu tư mạo hiểm đều không hào hứng với việc thu lại khoản vốn họ đã đầu tư với lợi nhuận cơ bản. Và để thực hiện điều này, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường đưa ra một số điều khoản trước khi cấp vốn mạo hiểm bao gồm:

Vị trí quản lý: Thông thường, các quỹ đẫu tư mạo hiểm muốn đưa các nhân viên của chính họ vào trong bộ máy quản lý của các công ty mới khởi sự. Điều này giúp họ nắm bắt được những vấn đề thiết yếu của công ty, đảm bảm

21

thành công chung của công ty. Do vậy, công ty cần hy sinh một số vị trí quản lý nhất định.

Cổ phần: Hầu hết các quỹ đầu tư mạo hiểm yêu cầu một lượng cổ phần nhất định cho khoản đầu tư của họ. Lượng cổ phần này có thể lên đến 60% tổng cổ phiếu của công ty. Điều này có nghĩa là nhà sáng lập sẽ không còn điều khiển công ty nữa mà công ty sẽ nằm dưới sự điều khiển của quỹ đầu tư mạo hiểm.

Ra quyết định : Một trong những vấn đề lớn nhất mà các nhà sáng lập phải đối mặt khi họ đồng ý chấp nhận vốn mạo hiểm là họ thường phải chấp nhận một số thay đổi về định hướng hoạt động của công ty. Các quỹ đầu tư mạo hiểm sở hữu một lượng cổ phần nhất định và họ có tiếng nói nhất định trong mỗi quyết định của ban điều hành. Trong một số trường hợp họ có khả năng đưa ra quyết định cuối cùng.

Kế hoạch kinh doanh: Khi kế hoạch kinh doanh được soạn thảo và gửi tới quỹ đầu tư mạo hiểm xin cấp vốn, hầu hết các công ty muốn các quỹ đầu tư ký vào một bản thỏa thuận kín. Tuy nhiên các quỹ đầu tư mạo hiểm thường không muốn ký vào bản thỏa thuận đó. Do vậy kế hoạch kinh doanh của công ty có thể sẽ bị thay đổi sau khi được cấp vốn.

Kế hoạch cấp vốn: Nếu doanh nghiệp viết kế hoạch kinh doanh của họ và dự kiến một khoản vốn nhất định cần có để thực hiện kế hoạch đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường thiết lập các mốc nhất định cần phải đạt được trước khi tiếp tục cấp vốn. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm thường phải thực hiện qua nhiều bước cấp vốn khi nhà đầu tư nhìn thấy khả năng phát triển trong tương lai của công ty. Do vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ cần phải đạt được các thành công nhất định tại một số thời điểm do nhà đầu tư quyết định trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh của mình.

22

1.3.3 Vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển kinh tế

Việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ cao là điều hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các công ty này lại thường cần nguồn vốn lớn để nghiên cứu và mở rộng quy mô sản xuất. Thông thường họ sẽ phát triển bằng các nguồn vốn mạo hiểm. Vốn đầu tư mạo hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế thông qua các yếu tố sau:

- Tạo thêm nhiều việc làm

- Khích lệ sự đổi mới và tạo tính cạnh tranh

- Tăng trưởng đầu tư và xuất khẩu

- Phát triển theo khu vực

Ảnh hưởng của vốn đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển kinh tế được trình bày trong chương này được khẳng định thông qua các dữ liệu từ các quốc gia mà mô hình đầu tư mạo hiểm đã phát triển.

1.3.3.1 Tạo thêm nhiều việc làm

Tác động của vốn đầu tư mạo hiểm tới việc cung cấp thêm việc làm đã được kiểm chứng trong lịch sử ở châu Âu. Theo khảo sát của Coopers & Lybrand đối với 2190 công ty được rót vốn đầu tư mạo hiểm, sự tăng trưởng nhân sự hàng năm được ước tính vào khoảng 15% trong giai đoạn 1991-1995, nhanh gấp 7 lần so với trung bình của các công ty hàng đầu châu Âu. Theo một khảo sát khác ở Anh được tài trợ bởi hiệp hội đầu tư mạo hiểm Anh [8], từ 1993 tới 1998, số lượng nhân viên của các công ty được rót vốn đầu tư mạo hiểm tăng 24% so với 1,3 % trung bình của nước Anh [10].

Sự phát triển tương tự cũng đã được thể hiện trên nước Mỹ. Theo bản nghiên cứu năm 1998 của NVCA, trong giai đoạn từ 1992 đến 1996, số lượng

23

nhân viên của các công ty được rót vốn mạo hiểm trăng trung bình 40%, vượt trội so với nhóm 500 công ty lớn (trong giai đoạn này, số lượng nhân sự giảm 2,5% một năm). Thêm nữa, những công ty được cấp vốn mạo hiểm thường hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nên họ tạo ra lao động có trình độ cao cho nền kinh tế, gấp 4 lần so với các vị trí tương tự trong nền kinh tế Mỹ.

Theo một khảo sát của hiệp hội đầu tư mạo hiểm Anh năm 1999 đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao [9], thông tin chi tiết về tạo thêm việc làm theo ngành nghề ở các giai đoạn khác nhau được cung cấp như bảng dưới đây:

Bảng 0.1: Tăng trưởng nhân sự trên mỗi công ty ở Anh

Ngành nghề Tổng cộng Giai đoạn đầu Giai đoạn mở rộng

Công nghệ sinh học/ Chăm sóc sức khỏe

38 46 21

Viễn thông 27 28 27

Điện tử & kĩ thuật 11 26 8

Công nghệ thông tin 35 42 29

Tổng cộng 30 41 22

(Nguồn European Investmetn Bank 2001)

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và công nghệ sinh học có tỉ lệ gia tăng việc làm cao nhất. Trên thực tế, việc nhận các kĩ sư có tri thức liên quan trực tiếp tới lượng vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Những kết quả này còn được khẳng định bởi một nghiên cứu khác [11]: 3-4% các công ty công nghệ cao mới thành lập sống sót nhờ vốn đầu tư mạo hiểm sẽ cung cấp 50% số lượng việc làm trong thời gian 10 năm. Tương tự như ở Mỹ, những công ty này chiếm 4-8% trong số một triệu công ty mới thành lập một năm và tạo khoảng 70-75% việc làm mới [12].

24

1.3.3.2 Khích lệ sự đổi mới và tạo tính cạnh tranh cao

Các công ty được hỗ trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của các công nghệ mới. Theo cuộc khảo sát năm 1998 của NVCA, trên 80% các công ty được đầu tư mạo hiểm phát triển dịch vụ và sản phẩm công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe. Những công ty này tăng khoản đầu tư mỗi năm cho nghiên cứu phát triển trên 30%, gấp ba lần tỉ lệ của các công ty trong nhóm Fortune 500. Bên cạnh đó, các công ty được hỗ trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm dễ dàng chuyển hướng phát triển khi nền công nghệ phát triển, và tạo ra một môi trường tích cực cho hoạt động nghiên cứu phát triển. Thông qua việc IPO hoặc mua bán công ty, các công ty này giúp các công ty lớn phát triển danh mục sản phẩm của họ.

Theo một cuộc khảo sát gần đây về mối quan giữa đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu phát triển và sự đổi mới ở Mỹ, tác động của vốn đầu tư mạo hiểm đối với sự đổi mới là tích cực và to lớn. Bằng những phân tích, họ đưa ra kết luận rằng một USD vốn đầu tư mạo hiểm có tác động hơn bốn lần so với một USD đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển thông thường. Mặc dù vốn mạo hiểm chiếm ít hơn 3% của tổng vốn cho nghiên cứu phát triển trong giai đoạn 1983 tới 1992, nhưng nó mang lại khoảng 10% trong số các thay đổi của nền công nghiệp Mỹ.

1.3.3.3 Tăng trưởng đầu tư và xuất khẩu của nền kinh tế

Các công ty được hỗ trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm cũng khẳng định sự đóng góp trong việc đầu tư và xuất khẩu của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của EVCA (Hiệp hội vốn đầu tư mạo hiểm châu Âu), tổng đầu tư và xuất khẩu của các công ty được hỗ trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm tăng trung bình 25% tới 30% một năm (điều tương tự cũng diễn ra ở Anh).

25

Ở Mỹ, theo khảo sát năm 1998 của NVCA, các công ty được hỗ trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm tăng trưởng doanh thu 66,5% một năm so với 4,9% của nhóm Fortune 500. Các công ty được cấp vốn đầu tư mạo hiểm thu về lợi nhuận từ sự đột phá về công nghệ và tối ưu doanh thu thông qua thời gian phát triển sản phẩm ngắn. Họ cũng thường mở rộng hoạt động nghiên cứu và kinh doanh ra thị trường quốc tế một cách nhanh nhất. Từ năm 1992 đến năm 1996, tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của các công ty được rót vốn đầu tư mạo hiểm được ước tính vào khoảng 165%.

1.3.3.4 Phát triển theo khu vực

Vốn đầu tư mạo hiểm được coi là công cụ tài chính hiệu quả cho các chính sách hỗ trợ sự tăng trưởng của các khu vực và các ngành công nghệ cao. Các công cụ tài chính đặc biệt đã được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo để thu hút và nuôi dưỡng các công ty phát triển nhanh.

Quá trình tích tụ của các công ty công nghệ trong một khu vực là kết quả của hai biện pháp đối lập: tập trung và phân tán. Bên cạnh việc đưa ra các chính sách giảm thiểu chi phí (khuyến khích về thuế, giá thuê đất, văn phòng và năng lượng), một số chính sách giúp các khu vực thu hút các công ty công nghệ cao là:

 Quyền tham gia vào các đợt tập huấn nâng cao trình độ.

 Khả năng tiếp cận các hệ thống giáo dục và viện nghiên cứu chất lượng cao; sự tồn tại của mạng lưới các nhà cung cấp.

 Sự sẵn sàng của vốn mạo hiểm

 Khí hậu và các nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (bao gồm chi phí sinh hoạt).

26

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư mạo hiểm - giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 26)