Đánh giá thị trường vốn đầu tư mạo hiể mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư mạo hiểm - giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 72)

Với những thông tin về quỹ đầu tư mạo hiểm, rõ ràng đây là một hình thức đầu tư hứa hẹn sẽ có tác động tích cực vào ngành công nghệ cao ở nước ta. Nhưng trên thực tế, việc triển khai quỹ mạo hiểm ở nước ta không phải là đơn giản và dễ dàng.

Việc thiếu một thị trường chứng khoán đúng nghĩa đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tư mạo hiểm muốn đổ tiền vào các công ty thông qua vấn đề niêm yết công ty. Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới nổi lên và vẫn còn nhỏ bé nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay. Các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn nhanh trên thị trường chứng khoán.

Vấn đề tiếp theo là sự thiếu hụt đầu tư vào các doanh nghiệp chất lượng ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được với các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn của quỹ.

Các yếu tố trên khiến cho các quỹ đầu tư mạo hiểm trở nên thận trọng hơn trong hoạt động của mình. Ví dụ quỹ IDG, đến thời điểm này, nói là mạo hiểm, nhưng IDG vẫn rất thận trọng trong việc chọn đối tác đầu tư mạo hiểm!

65

Sự thận trọng đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm một phần đến từ sự chưa sẵn sàng của môi trường pháp lý. Nghị định 99 của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghệ cao cũng chỉ mới đề cập chung về định nghĩa và chức năng của quỹ đầu tư mạo hiểm mà thiếu những quy định về cấu trúc pháp lý cũng như các ưu đãi cho các nhà đầu tư khi thiết lập quỹ mạo hiểm tại Việt Nam dẫn đến trường hợp của IDG phải lựa chọn hình thức quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thay vì một quỹ được thiết lập ngay tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không quá 30% vốn điều lệ doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đối tượng tiếp nhận đầu tư mạo hiểm lại cần vốn lớn. Sự khống chế đó cũng không cho phép nhà đầu tư được can thiệp vào các quyết định chiến lược phát triển kinh doanh, vốn là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp mới khởi sự.

Ngành công nghệ phần mềm nước ta sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi có sự trợ giúp từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, sự sẵn sàng tiếp nhận loại hình đầu tư này ở Việt Nam chưa cao nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp và môi trường pháp lý. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tiếp cận các quỹ nói trên còn quá ít, nhiều công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam quá nhỏ đối với những nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân , trừ những nhà đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures có thể sẵn sàng đầu tư vào công ty nhỏ. Hầu hết các công ty công nghệ thông tin chưa đầu tư để thu hút và phát triển đội ngũ quản lý giỏi. Trong khi nhân tố quan trọng nhất mà các quỹ thường xem xét khi xét chọn đầu tư là sự cam kết, năng lực và động lực của những cổ đông chính và đội ngũ quản lý cao cấp.

Khi chuẩn bị đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về doanh nghiệp ấy từ những nguồn lực con người, công nghệ tới tài chính, khả năng phát triển, những rủi ro có thể xảy ra… Nguyên lý của

66

đầu tư mạo hiểm là chấp nhận rủi ro cao để thu lại khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy tại Việt Nam là các quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ chấp nhận rủi ro rất thấp. Hầu hết những cuộc đầu tư của họ hướng tới các doanh nghiệp đã có những thành công nhất định trên thương trường, có uy tín và có lượng khách hàng lớn. Tất nhiên, với thị trường mới như Việt Nam thì nhiều công ty dẫn đầut thị trường vẫn còn rất hạn chế về nhiều mặt. Hơn nữa, môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng chưa làm an tâm các nhà đầu tư mạo hiểm.

Đặc điểm nền công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Các nhà quản lý vốn mạo hiểm đầu tư vốn và kỹ năng của họ vào các công ty và cố gắng để tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà đầu tư và các công ty quản lý quỹ. Ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm tạo thành một hiện tượng ở Việt Nam với quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên được thành lập năm 1991. Cho tới năm 1995, đã có sự gia tăng về số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm và theo đó là một nguồn vốn mạo hiểm lớn được đầu tư vào Việt Nam. Từ năm 1996 đến năm 2012, hoạt động đầu tư mạo hiểm đã trở nên ổn định hơn.

Bảng 2.4 chỉ rõ các đặc điểm kinh tế chính của ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Xấp xỉ 82% nguồn vốn được đầu tư đến từ ngoài châu Á, 18% nguồn vốn còn lại đến từ các nước khác trong châu Á (không bao gồm Việt Nam). Tổng số vốn đầu tư mạo hiểm hiện nằm dưới sự quản lý của các quỹ đầu tư ở thị trường Việt nam trong năm 2010 là khoảng 150 triệu USD [7]. Nền công nghiệp đầu tư mạo hiểm của Việt nam nhỏ hơn các nước tương đương trong khu vực, ngoại trừ Indonesia. Hình vẽ dưới đây nêu lên mối tương quan của hoạt động đầu tư mạo hiểm của Việt nam so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á năm 2003.

67

Hình 0.2: Đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á

(Nguồn: AVCJ)

Nền công nghiệp đầu tư mạo hiểm nhỏ của Việt Nam được giữ ổn định trong giai đoạn 1994-2000 với đỉnh điểm là 318 triệu USD vào năm 1999 và thường chỉ trên cỡ 100 triệu USD. Hình 2.3 biểu thị nền công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam.

Hình 0.3: Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam giai đoạn 1994-2010

68

Sự suy giảm kinh tế khiến cho thị trường chứng khoán kém phát triển gây khó khăn cho các nhà đầu tư mạo hiểm trong việc thu hồi vốn và lợi nhuận thông qua các đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Ủy ban chứng khoán nhà nước đã được thành lập để phát triển thị trường chứng khoán, tuy nhiên vẫn còn thiếu tính chặt chẽ và chuyên nghiệp trong hoạt động nên vẫn gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán thấp gây khó khăn cho việc thu hồi vốn đầu tư.

Vấn đề thứ hai là sự thiếu các dự án đầu tư có chất lượng ở Việt Nam. Rất nhiều các doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm nhưng chỉ một số ít có thể đáp ứng được các tiêu chí của các nhà đầu tư mạo hiểm. Một quỹ đầu tư mạo hiểm, do thiếu các doanh nghiệp chất lượng đã rời bỏ thị trường Việt Nam và sau đó tập trung vào các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Vấn đề cuối cùng là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và châu Á, điều này làm chậm sự phát triển và thâm nhập của các quỹ đầu tư mới vào Việt Nam.

Các đặc điểm cơ bản và thách thức của ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam được chỉ lên trong bảng 2.4. Dữ liệu trong bảng 2.4 khẳng định sự khó khăn trong việc tìm ra các khoản đầu tư chất lượng tại thời điểm hiện tại và thời gian tiếp theo cùng với các thách thức trong việc quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả. Một số nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư khó khăn trong việc tạo ra các khoản lợi nhuận tích cực cũng được trình bày.

Bảng 0.4: Đặc điểm và thách thức của ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Đặc điểm:

1. Thiếu các khoản đầu tư có chất lượng 2. Cần sự suy sét cẩn trọng

69

3. Vốn đầu tư mạo hiểm là một khái niệm mới ở Việt Nam 4. Cấu trúc điều hành và xác định danh mục đầu tư từ bên ngoài 5. Thị trường chứng khoán cần thời gian dài để phát triển

Thách thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tìm kiếm các khoản đầu tư chất lượng (có khả năng tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn).

2. Các quỹ cần phải quản lý tốt hơn

3. Thiếu sự minh bạch về tài chính khiến cho việc đánh giá các công ty được đầu tư gặp nhiều khó khăn.

4. Khó khăn trong việc thu hút các nhà quản lý giỏi vào Việt Nam

5. Khủng hoảng kinh tế châu Á khiến cho các nhà đầu tư châu Á rời khỏi Việt Nam.

(Nguồn: Venture capital in a transition economy: The case of Vietnam)

Chiến lược hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Các hoạt động mang lại lợi nhuận:

Bảng 2.5 và bảng 2.6 trình bày các hoạt động thường xuyên và ưu tiên của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Những hoạt động có thứ hạng cao trong cả hai bảng là những hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất. Cả hai bảng cung cấp sự hỗ trợ mạnh nhất cho việc quản lý tài chính, trở thành hoạt động quan trọng nhất mà nhà đầu tư đưa vào các công ty được đầu tư. Thêm nữa, sự thiếu minh bạch tài chính trong các công ty cũng đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn từ các quỹ đầu tư. Tất cả các quỹ đầu tư đều lo ngại các khoản đầu tư của họ hoạt động dưới kỳ vọng ban đầu do vậy họ kiểm soát chặt chẽ kết quả tài chính của mỗi khoản đầu tư. Cũng liên quan đến điều này, việc hỗ trợ quản lý cho các công ty được nhận đầu tư có thể coi như một hoạt động giá trị gia tăng. Thêm nữa, khả năng quản lý kém của các công ty Việt Nam cũng đòi hỏi các quỹ đầu tư hỗ trợ quản lý cho các công ty trong danh mục.

70

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phát triển tuy nhiên nó đã cung cấp một kênh thu hồi vốn hiệu quả cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Rất nhiều những nhà đầu tư mạo hiểm đã có kinh nghiệm như một nhà ngân hàng đầu tư trước khi đến Việt Nam và họ giữ trách nhiệm giúp cho các công ty trong danh mục đầu tư trở thành các công ty đại chúng. Một cách rõ ràng, hoạt động của các công ty đơn lẻ được cải thiện một cách đáng kể trước khi công ty đó trở thành công ty đại chúng.

Bởi vì một vài nhà đầu tư đến từ châu Á, cùng với các nhà đầu tư mạo hiểm phương Tây ở Việt Nam đã vấp phải những khó khăn về mặt tài chính nên việc tìm kiếm thêm các nguồn tài chính từ các nhà đầu tư châu Á trở lên khó khăn hơn nhưng điều này là thực sự cần thiết. Vấn đề này khiến cho một số công ty trong danh mục đầu tư mạo hiểm quốc tế tái cấu trúc để thành công ty 100% vốn nước ngoài bởi vì các đối tác ở Việt Nam không thể tiếp tục chịu đựng những khoản thua lỗ hoặc đóng góp thêm vốn để mở rộng quỹ. Việc lập kế hoạch chiến lược và quan hệ với các các nhân viên chính phủ đã hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động giá trị gia tăng.

Bảng 0.5: Mức độ ưu tiên giữa các hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm

71 1. Quản lý hoạt động tài chính 2. Tìm kiếm thông tin tài chính

3. Chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu 4. Giới thiệu tới các nhà cung cấp dịch vụ 5. Quản lý đánh giá

6. Lập kế hoạch chiến lược

7. Cung cấp các quan hệ với chính phủ 8. Quan hệ với các chủ doanh nghiệp 9. Đánh giá sự sát nhập

10.Giúp đỡ thành lập ban lãnh đạo 11.Tuyển dụng quản lý

12.Giải pháp liên quan tới các vấn đề đền bù

13.Tiếp cận nguồn lực của các công ty lớn. Xây dựng kế hoạch marketing

14.Giới thiệu tới khách hàng, nhà cung cấp. Kiểm tra, đánh giá kế hoạch marketing

15.Phát triển các sản phẩm và dịch vụ

16.Phát triển sản xuất và các kỹ năng phục vụ. Kế hoạch vận hành.

17.Chọn lựa nhà đầu tư và thiết bị. Đào tạo nhân lực 18.Các hoạt động khác 33 28 27 27 26 26 25 22 21 20 18 17 15 15 14 11 10 9

(Nguồn: Venture capital in a transition economy: The case of Vietnam)

Các hoạt động giá trị gia tăng của các nhà đầu tư mạo hiểm bao gồm rất nhiều hoạt động liên quan đến các khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế thị trường. Tái cấu trúc và giải quyết các mâu thuẫn trong các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế, viết báo cáo thường niên cho các công ty trong danh mục và phát triển hệ thống kế toán quốc tế được xem xét như là

72

hoạt động giá trị gia tăng của các quỹ đầu tư mạo hiểm phương Tây. Các hoạt động này chỉ được đề cập đến bởi chín quỹ đầu tư mạo hiểm và với ngoại lệ là tái cấu trúc các cổ phần không được coi như là hoạt động giá trị gia tăng chính. Nhưng những hoạt động này hỗ trợ trong các tình huống khác nhau khi đối mặt với các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam khi mà mạng lưới quan hệ với chính phủ được đánh giá là một chiến lược quý giá bởi vì thiếu các thể chế hoạt động.

Bảng 2.6 tổng kết các khó khăn của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong hoạt động của họ đối với các công ty được đầu tư. Ba lĩnh vực khó khăn cơ bản bao gồm: các vấn đề quản lý, thể chế hoạt động và các vấn đề khác. Có nhiều khó khăn về mặt quản lý bắt nguồn từ việc thiếu các khoản đầu tư có chất lượng (đã được chỉ ra như là đặc điểm và thách thức khi hoạt động ở Việt Nam), trong đó có khó khăn trong việc tìm các nhà quản lý có chất lượng ở Việt nam và phát triển quan hệ tốt giữa các nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Tham nhũng trong công ty và việc tìm kiếm các nhà quản lý tài năng cũng là một thách thức lớn. Việc thiếu môi trường pháp lý hoàn thiện và các thể chế tài chính do các điều luật chặt chẽ của chính phủ, thuế và tham nhũng cũng trở thành vấn đề lớn. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng là một vấn đề cho các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam.

Bằng cách so sánh các dữ liệu thu được với những vấn đề đã được nêu trên, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về các chiến lược hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư mạo hiểm quản lý chặt chẽ cả hoạt động tài chính và quản lý của các công ty được đầu tư như những hoạt động giá trị gia tăng. Cùng với đó, những nhà đầu tư mạo hiểm quan tâm đến các vấn đề khẩn cấp của các công ty được đầu tư. Các nhà đầu tư mạo hiểm thường lo ngại về việc thiếu tính pháp lý và tài chính hoạt động hơn là hỗ trợ giám sát chặt chẽ của các công ty được đầu tư. Việc thiếu các quy chế hoạt động bao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73

gồm sự quản lý thiếu hiệu quả của chính phủ, có thể giải thích tại sao các nhà đầu tư tin rằng việc có mối quan hệ mật thiết với chính phủ là điều hết sức quan trọng. Một đặc điểm tích cực khác của mạng lưới là việc thành lập thị trường chứng khoán, các điều luật tài chính, giúp cho các nhà đầu tư mạo hiểm chủ động hơn khi đưa các công ty được đầu tư bán cổ phiếu ra công chúng.

Bảng 0.6: Các vấn đề của công ty được đầu tư Quản lý:

1. Vấn đề giữa các nhà đầu tư mạo hiểm quốc tế 2. Quản lý cấp cao không hiệu quả

3. Khó thuyết phục các nhà quản lý tài năng tới Việt Nam

4. Các nhà quản lý thiếu chuyên nghiệp không có khả năng tạo quan hệ với chính phủ

5. Thiếu sự vận hành và ra quyết định hiệu quả

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư mạo hiểm - giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam (Trang 72)