Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh cùng với yêu cầu đặt ra của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (2005-2015) và xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới đã tạo ra một áp lực về vốn. Vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Hiện nay ở nước ta, để có được vốn nhằm thực hiện các dự án cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ yếu vay từ các nguồn vốn truyền thống (ngân hàng, thị trường chứng khoán). Tuy nhiên quá trình tiếp cận các nguồn vốn này gặp rất nhiều trở ngại. Cụ thể là:
Kênh huy động từ Ngân hàng
Ở Việt Nam nguồn vốn cung ứng chủ yếu cho các doanh nghiệp là từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trên thực tế, quan hệ tín dụng giữa hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp còn rất nhiều trở ngại. Trong khi các ngân hàng thiếu các dự án có hiệu quả để cho vay, thì nhiều doanh nghiệp than phiền thiếu vốn.
Nhiều ngân hàng thương mại vốn thừa nhưng không cho vay được do khó tìm được doanh nghiệp tốt, dự án khả thi. Ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các số liệu điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp loại này mới chỉ được đáp ứng khoảng 1/3. Theo tính toán từ các cuộc điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa vả nhỏ năm 2005-2006 thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân được các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm 62,5% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa khối tư nhân được điều tra còn 100% các doanh nghiệp nhà nước
44
điều tra có quy mô vốn lớn đều được vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, quy mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một doanh nghiệp nhà nước trong diện điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của doanh nghiệp tư nhân.
Đặc biệt hiện nay khi sự khan hiếm tiền đồng đang trở nên căng thẳng, các ngân hàng rất khắt khe cho vay đối với những khách hàng mới, thì việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trở nên khó hơn bao giờ hết.
Có tới 40% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ phải đối mặt là lãi suất và các loại phí đi vay quá cao, đồng thời, khó đáp ứng điều kiện cho vay của các nhà đầu tư hay bên cung ứng vốn. Theo tạp chí thị trường tài chính tiền tệ (VNBA), nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, tăng trưởng tín dụng toàn ngành cuối năm 2011 chỉ đạt 12%, còn trong những tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế giảm mạnh, đến 23/3/2012 giảm khoảng 2% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng đến 29/2/2012 là 3,42% [3]. Sự bất cập giữa nguồn cung và cầu này là do các nguyên nhân sau:
Doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng: Khi vay nợ để tài trợ trong cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp mới khởi sự hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao vì trong giai đoạn này tài sản của doanh nghiệp có rất ít chưa đủ để đáp ứng điều kiện. Nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay mà không đặt nặng đến tài sản thế chấp thì doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng một lãi suất rất cao, điều này là đương nhiên vì rủi ro của việc thu hồi nợ không được rất cao và rủi ro này sẽ được tính vào lãi suất cho vay của ngân hàng.
Chức năng chính của ngân hàng chính là cho vay chứ không phải là đầu tư. Ngân hàng thực sự chỉ “giữ hộ” tiền. Trong khi chờ đợi khách
45
hàng đến rút tiền về, họ đem đồng tiền ấy cho vay kiếm lời. Chính vì vậy, ngân hàng luôn rất “bảo thủ” và hết sức thận trọng trong việc chọn đối tác để cho vay vì sợ mất vốn.
Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và cân đối nguồn vốn cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động được của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn dưới hình thức tiết kiệm truyền thống (chiếm 70% tổng nguồn vốn), nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm 30%, thì dư nợ cho vay trung - dài hạn lại chiếm đến 45% tổng dư nợ cho vay. Trước áp lực của nền kinh tế, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn được coi là một giải pháp tình thế. Tuy nhiên, nếu sự mất cân đối này kéo dài sẽ có thể dẫn đến nguy cơ mất khả thanh toán nên nguồn vốn cho vay của ngân hàng đang bị giới hạn.
Các ngân hàng hiện nay khá thận trọng với các khoản vay trên 5 tỷ đồng. Các khoản vay hiện nay dành cho các DNVVN thường nằm trong khoảng từ 1 đến 2 tỷ đồng, thật sự không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho cho các DNVVN có tốc độ tăng trưởng cao muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hầu hết các nguồn tài trợ từ ngân hàng thương mại là các khoản vay ngắn hạn. Tình hình này dẫn đến thực trạng đa số các doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều sự lựa chọn trong việc tăng cường nguồn lực tài chính của mình. Các doanh nghiệp thường phải vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, mua máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng. Điều này không những gia tăng áp lực trả nợ vay và mức độ rủi ro không trả được nợ khi doanh thu giảm đột ngột mà còn hạn chế khả năng phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp trước những vận hội mới. Và đặc biệt vấn đề chênh lệch kỳ hạn này là một trong những nhân tố
46
chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong những năm cuối thập niên 90 ở các nước như Thái Lan, Hàn Quốc..
Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp không thể không nghĩ đến một chiến lược tiếp cận các nguồn vốn dài hạn.
Kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK) đã được nhiều tờ báo có uy tín trong và ngoài nước đánh giá là một trong sự kiện nổi bật nhất.
Cùng với sự phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng, TTCK đã bước đầu tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia cũng như sự quan tâm chú ý của công chúng.
Trong những năm qua, TTCK Việt Nam đã phát triển nhanh. Cuối năm 2005, mới chỉ có 41 công ty được niêm yết với tổng giá trị thị trường dưới 1 tỷ USD, khoảng 1,2% GDP. Kết thúc năm 2007, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt trên 43% GDP, vượt xa so với mục tiêu 35% GDP vào 2010. Số lượng các công ty niêm yết trên cả hai sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 253 công ty.
Trong những năm tiếp theo, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mạnh. Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường còn thể hiện ở con số hơn 1 triệu tài khoản giao dịch tính đến cuối năm 2010 [17] tăng 1,2 lần so với năm 2009 và 3 lần so với năm 2007, trong đó có 15.787 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 2 lần so với số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài năm 2007.
Tuy trong năm 2011 và năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước như tỷ lệ lạm phát cao và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có dấu
47
hiệu chững lại và suy giảm. Tuy nhiên, đây vẫn là một kênh huy động vốn tốt cho các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2011 đã có 699 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng vốn hóa thị trường lên tới 534 ngàn tỷ VND. Bảng 2.1 và 2.2 nêu chi tiết đặc điểm thị trường chứng khoán Việt nam.
Bảng 0.2: Đặc điểm sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HOSE 2010 2011 % Tăng/Giảm
Số lượng công ty niêm yết 280 306 9,28%
Số lượng cổ phiếu niêm yết (tỷ) 15.49 18.88 22,48%
Vốn hóa thị trường (nghìn tỷ) 591.345 453.784 -23,26%
(Bản tin nhà đầu tư tháng 1/2012 – Sacombank)
Bảng 0.3: Đặc điểm sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HNX 2010 2011 % Tăng/Giảm
Số lượng công ty niêm yết 366 393 7,37%
Số lượng cổ phiếu niêm yết (tỷ) 6.2 7.49 28%
Vốn hóa thị trường (nghìn tỷ) 127.549 81.889 -35,8%
(Bản tin nhà đầu tư tháng 1/2012 – Sacombank)
Tuy nhiên, đa số đa số doanh nghiệp công nghệ cao mới ở Việt Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ hơn quy mô tối thiểu để một công ty có thể thực hiện việc chào bán cổ phần ra công chúng. Theo Luật chứng khoán năm 2007, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm:
Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải
48
Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Trước những hạn chế nêu trên, các kênh tài trợ ngắn hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tập trung vào các nguồn không chính thức. Nếu các doanh nghiệp công nghệ không thể tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn vốn chính thức, rõ ràng các khoản tiền sẽ tương đối ít và thời hạn khoản vay cũng sẽ ngắn. Điều này sẽ dẫn tới sự hạn chế tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp công nghệ. Không có công ty nào có thể đạt được tốc độ tăng trưởng đúng với thực lực của mình nếu như không thể có được các nguồn lực đầu vào cần thiết, và nguồn vốn là một trong những nhân tố đầu vào tối quan trọng. Tóm lại, thị trường tín dụng Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu tính linh hoạt và còn nhiều hạn chế. Nhiều nhu cầu vay vốn chưa được đáp ứng, nhất là đối với các doanh nghiệp khởi sự hoặc doanh nghiệp có tiềm năng nhưng qui mô còn nhỏ.
Ở một khía cạnh khác, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng tất cả các nguồn cung ứng vốn nêu trên chỉ mới đáp ứng nhu cầu về vốn bằng tiền. Trong khi thực tế các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp khởi sự nếu muốn tồn tại, phát triển trong một môi trường cạnh tranh thì chỉ có vốn là không đủ, họ cần sự hỗ trợ về quản lý, tư vấn về mặt chiến lược, tìm kiếm thị trường… Như vậy có thể nói nhu cầu vốn đầu tư mạo hiểm hiện nay là rất lớn và cần có sự quan tâm định hướng phát triển từ phía chính phủ và nhà nước.