Thực trạng và khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Môi trường Nhật Bản & Đánh giá cơ hội Marketing của sản phẩm đồ gỗ và phuơng thức thâm nhập (Trang 64)

III. Môi trường vi mô cho sản phẩm gỗ

5.Thực trạng và khả năng cạnh tranh

a. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Nhật Bản và các đối thủ cạnh tranh chính:

 Thực trạng:

Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ TP.HCM (HAWA), kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2012 đạt 4,67 tỉ USD, tăng hơn 19% so với năm 2011. Trong đó thị trường Mỹ tăng 24,4%, Trung Quốc 14,3% và Nhật Bản 12,5%. Với kim ngạch như trên, Việt Nam hiện đứng thứ 6 trên thế giới, thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc) và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.1

Về thị trường, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) là 3 thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam, chiếm gần 80% xuất khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 10%. Dự báo trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản sẽ tăng khoảng 11 – 12%.2

Hiện tại, Việt Nam đang đứng vị trí thứ hai trong các quốc gia cung cấp mặt hàng đồ gỗ (đặc biệt là đồ gỗ nội thất) sang thị trường Nhật Bản. Theo như số liệu thống kê bên dưới thì ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Nhật Bản không ngừng gia tăng và luôn đạt giá trị rất cao.

2 http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Xuat-khau-do-go-2013--Vuot-thach-thuc-de-tang- truong/20133/163025.vgp

Bảng tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng năm 2012

 Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản:

Như chúng ta đã biết, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ hai trong các quốc gia xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản. Theo như thống kê năm 2010 về kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ nội thất (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm gỗ), thì Trung Quốc đứng đầu với tỷ lệ áp đảo (46,6%). Kế đến là Việt Nam (chiếm 14,3%), Indonesia (10,5%), Malaysia (8,9%), Thái Lan (7,3%), Đài Loan (3%),… Theo như bảng số liệu thống kê về các quốc gia cung cấp sản phẩm Gỗ nội thất vào Nhật Bản năm 2010 như dưới đây:3

Bảng 2: Thống kê các quốc gia xuất khẩu gỗ nội thất vào Nhật Bản năm 2010

Theo như bảng số liệu trên ta thấy, ngoài Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ áp đảo thì một quốc gia khác rất đáng lưu ý là Bồ Đào Nha. Như các thông tin có được thì hiện nay Bồ Đào Nha đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng gỗ, đặc biệt là sản phẩm gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn sang thị trường Nhật Bản. Và như ta thấy, từ năm 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Bồ Đào Nha sang Nhật Bản đạt 124% về giá trị và 170% về số lượng.

b. Phân tích khả năng cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản:

Theo như bảng số liệu của Bảng 2 ta thấy, ngoài Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ áp đảo thì một quốc gia khác rất đáng lưu ý là Bồ Đào Nha. Như các thông tin có được thì hiện nay Bồ Đào Nha đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng gỗ, đặc biệt là sản phẩm gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn sang thị trường Nhật Bản. Và như ta thấy, từ năm 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Bồ Đào Nha sang Nhật Bản đạt 124% về giá trị và 170% về số lượng. Vì vậy, việc cạnh tranh với Trung Quốc và một số các quốc gia khác tại Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là do thị phần của các sản phẩm này quá lớn so với Việt Nam. Mặt khác, Bồ Đào Nha cũng là một đối thủ khá nặng ký hiện nay của Việt Nam khi nước này đang đầu tư rất mạnh cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, bằng chứng là Bồ Đào Nha đang dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010.

Các công ty xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm nội thất vào thị trường Nhật Bản như:

- Trung Quốc: Wenzhou Canna Furniture (Zhejiang), Foshan Lipeng Furniture (Guangdong), Sunrise Industry & Commerce (Shandong),…

- Malaysia: Asian Medialine (www.malaysia-furniture.com), Domica Furniture Industries (www.domica.com)

- Indonesia: Teak (www.theteak.com), Sumber Jaya Group, Mahogany Furniture

- Ý: Tomasella (www.tomasella.it), Carpriccio, Grazia, Domus Aurea, Milady, …

Ngoài ra, cũng cần phải kể đến một số quốc gia có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Việt Nam như: Mỹ (chiếm tỷ trọng 0,8% tổng giá trị nhập khẩu hàng nội thất vào Nhật Bản), Anh (0,5%), Đan Mạch, Hàn Quốc (cùng đạt 0,4%)4. Vì tuy tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ của các quốc gia này vào Nhật chưa cao như tâm lý chung của người Nhật là không thích sử dụng các sản phẩm đồ gỗ rẻ tiền. Đồng thời, các quốc gia kể trên cũng có trình độ sản xuất rất cao, đáp ứng được tốt nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Nên trong tương lai đó có thể sẽ là những đối thủ rất đáng phải lưu tâm.

Tuy nhiên, mặc dù luôn phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước nhưng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn giữ vững thị trường và đạt những mức tăng trưởng ổn định. Một mặt do mối quan hệ về kinh tế - chính trị giữa Việt Nam tương đối tốt. Mặt khác là luôn có sự quan tâm, ủng hộ của Đảng và Nhà nước đối với các ngành sản xuất, xuất khẩu trong nước đặc biệt là ngành đồ gỗ. Trong đó, thông qua vai trò của Cục Xúc tiến thương mại và các Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư ,…thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi làm việc xúc tiến hợp tác và các Hội chợ Quốc tế về đồ gỗ,… giúp cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong vấn đề xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản thuận lợi hơn. Ngoài ra, còn do là các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang có xu hướng chuyển việc nhập khẩu các sản phẩm nội thất từ Trung Quốc sang nhập khẩu từ Việt Nam. Lý do một phần vì các sản phẩm cũng như quan hệ làm ăn với các đối tác Trung Quốc thường chỉ tốt vài năm đầu tiên. Càng ngày sản phẩm của Trung Quốc càng có vấn đề, đặc biệt về chất lượng. Hàng của Trung Quốc nhìn đẹp ở bên ngoài nhưng chất lượng bên trong đôi khi không đảm bảo. Đồng thời giá cả các sản phẩm của Trung Quốc tăng cao do chi phí nhân công gần đây tăng nhanh5. Như chúng ta thấy trong Bảng 2 đã thống kê ở trên thì giá trị tăng thêm của Trung Quốc gần như rất thấp. Và đến năm 4 Theo số liệu thống kê của Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư Tp.HCM (ITPC) http://www.itpc.gov.vn/ 5 http://www.vietrade.gov.vn/ni-tht/2310-loi-khuyen-cua-chuyen-gia-nhat-ban-danh-cho-cac-dn-noi-that- trang-tri-noi-that-vn-phan-1.html

2011 thì ta sẽ thấy kim ngạch của Việt Nam vẫn tăng tốt thì Trung Quốc lại có xu hướng giảm xuống. (Xem bảng thống kê 3 dưới đây)

Nếu xét riêng lẻ chỉ tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản thì chúng ta cũng thấy mức biến động cũng không nhiều. Theo số liệu có được đến tháng 8/2011 về giá trị xuất khẩu các sản phẩm nội thất phòng khách và phòng ăn. Ta thấy, giá trị có biến động giảm chút ít (đạt thấp nhấp vào tháng 5/2011) vì đó là sau khi xảy ra sự cố động đất và sóng thần ở Nhật Bản. Sau đó xu hướng bắt đầu tăng dần trở lại và trở nên ổn định.

Trong những năm trở lại đây, khả năng cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, nếu Việt Nam chú trọng hơn nữa trong việc đa dạng hóa sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản thì mức độ tăng trưởng chắc chắn sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều. Trong đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia làm tốt nhất khâu này và đó cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc lại chiếm được thị phần rất lớn tại thị trường Nhật Bản.

Bảng 5: Thống kê các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam và Trung Quốc sang Nhật Bản (11 tháng 2004)6

Đơn vị: 1000 yên

Mã HS các mặt hàng gỗ

Việt Nam Trung Quốc

Kim ngạch % thị phần Kim ngạch % thị phần 15.118.859 7,23 85.963.686 41,15 9403.30 Đồ gỗ văn phòng 5.432 0.37 372.988 25.3 9403.40 Đồ gỗ dùng trong nhà bếp 951.386 13.5 1.116.983 15.9 9403.50 Đồ gỗ trong phòng ngủ 2.147.606 15.4 6.024.173 43.2 9403.60 Đồ gỗ dạng 9.776.663 9.9 43.281.732 43.9 6 http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-can-chu-trong-tinh-da-dang-cua-san-pham-go-xuat-sang-Nhat- Ban/45118129/87/

chi tiết rời 4420.10

Bàn thờ,

tượng gỗ 214.293 5.29 2.828.920 69.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4421 Đồ gỗ khác 556.014 0.9 34.621.746 54.9

6. Phân tích về các sản phẩm thay thế sản phẩm đồ gỗ tại thị trường Nhật:

Đối với sản phẩm đồ gỗ hiện nay cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ rất nhiều sản phẩm thay thế. Vì những người tiêu dùng nói chung và người dân Nhật nói riêng có thể có rất nhiều chọn lựa chọn việc sử dụng các sản phẩm thay thế đồ gỗ cho phù hợp với nhu cầu của họ như về thiết kế, đồ bền, độ thẩm mỹ cũng như sự yêu thích đối với từng chất liệu cụ thể.

Trong số các sản phẩm thay thế đối với sản phẩm đồ gỗ có thể kể đến ba nhóm sản phẩm chính:

- Các sản phẩm nội ngoại thất bằng kim loại như sắt, nhôm thay cho đồ gỗ.

- Các sản phẩm gỗ nhân tạo như MDF, HDF, MFC;

- Hoặc sử dụng những chất liệu mới như mây, tre, lá, cói, lục bình,…

a. Các sản phẩm nội ngoại thất bằng kim loại như sắt, nhôm:

Do người Nhật Bản sống trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao nên từ lâu đã quen sử dụng các sản phẩm nội ngoại thất bằng các chất liệu kim loại. Tuy nhiên, trong thời gian hiện nay, chúng ta đang thấy một xu hướng thay đổi trong nhu cầu sử dụng đồ dùng bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu kim loại như sắt, nhôm. Một phần vì họ cảm thấy sử dụng các sản phẩm đồ gỗ giúp họ gần gũi thiên nhiên hơn. Ngoài ra, các sản phẩm đồ gỗ nếu được xử lý tốt thì độ bền cũng rất cao và cũng có tính thẩm mỹ cao hơn các sản phẩm từ kim loại.

Ngoài ra, vì nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm và chi phí nhân công tại Nhật Bản ngày càng cao nên các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm đồ nội ngoại thất từ nước ngoài nhiều hơn. Theo như các số liệu của báo cáo “Khảo sát Thương mại hiện tại” do Bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản (METI) nghiên cứu cho thấy, tổng giá trị bán buôn hàng năm các mặt hàng nội ngoại thất của Nhật Bản giảm 30%, từ 8.407 tỷ Yên năm 2007 xuống còn 5.921 tỷ Yên năm 2009 7(Chúng ta cần lưu ý trong giai đoạn 2007 – 2009 là đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu với năm 2009 là đỉnh của cuộc khủng hoảng và đồng Yên tăng giá rất mạnh khiến cho các đơn vị sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn).

Bảng 6: Doanh số bán hàng nội ngoại thất (trên cơ sở bán buôn)

Năm Doanh số bán (Tỷ Yên)

Thay đổi theo năm

2007 8.407 5,1%

2008 7.900 -6%

2009 5.921 -25,1%

Nguồn: “Báo cáo hàng tháng về “Khảo sát Thương mại hiện tại” (Tháng 12.2009) của METI

Chúng ta thấy, sản lượng các sản phẩm nội ngoại thất bằng kim loại và gồ đều giảm trong giai đoạn 2007 – 2009. Sản lượng đặc biệt giảm mạnh đối với các mặt hnagf nội thất bằng sắt dùng trong văn phòng, bao gồm bàn, ghế, tủ và giá để đồ (giảm 30% so với 2007).8

8 Theo “Số liệu Thống kê Dệt May và Hàng Tiêu Dùng (Các ngành công nghiệp chế tạo)” do METI biên soạn năm 2010.

Ghi chú: 2007 = 100 Tính toán các chỉ số được thực hiện bởi Tổ chức Xúc tiến Đầu tư và Nhập khẩu hàng công nghiệp Nhật Bản (MIPRO).

Nguồn: “Báo cáo hàng tháng số liệu thống kê hàng dệt may và hàng tiêu dùng” (Tháng 1.2010) thực hiện bởi METI (Phòng Nghiên cứu và Thống kê, Bộ phận Kinh tế và Chính

sách).

b. Các sản phẩm gỗ nhân tạo (gỗ công nghiệp) như MDF, HDF, MFC:

Các sản phẩm gỗ nhân tạo như MDF, HDF, MFC hiện đang được sử dụng rộng rãi vì chúng đang thể hiện được rất nhiều ưu đểm như: Chi phí thấp, kiểu dáng màu sắc bắt mắt, dễ sản xuất, vận chuyển và cắt, tạo mẫu theo yêu cầu. Trong tương lai, dự đoán đây có thể là một sản phẩm thay thế cạnh tranh rất mạnh đối với các sản phẩm đồ gỗ truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm đồ gỗ nhân tạo này vẫn còn gặp phải một vài vấn đề khiến cho các thị trường khó tính như Nhật Bản vẫn chưa sử dụng rộng rãi với số lượng lớn và kim ngạch chưa thực sự cao như:

- Độ bền đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự cao theo đúng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Nhật Bản. Nên đa số sản phẩm sau kiểm duyệt đều không đạt yêu cầu.

- Đặc biệt nhất là những sản phẩm đồ gỗ nhân tạo này do phải giảm chi phí sản xuất nên sử dụng một số loại phụ gia và chất kết dính không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt là sự thải ra Formaldehyde trong quá trình sử dụng nên trong một số trường hợp các sản phẩm này không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản.

- Vấn đề cuối cùng là các sản phẩm này để sản xuất được cũng phải sử dụng nguồn từ bột gỗ được sản xất từ dăm gỗ. Vì vậy phải phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu và sản xuất bột gỗ (dăm gỗ) mà hiện nay đang được các quốc gia siết rất chặt vấn đề này.  GỖ MDF (Medium Density Fiberboard):

Đây là sản phẩm hợp chất gỗ nhân tạo hay còn gọi là Composite gỗ gồm các dạng như: Plywood, MDF, OSB, PB, WB. Thông thường khi gọi MDF là chỉ cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (Medium Density) và độ nén chặt cao (Hardboard) như trên, trong đó:

- PLYWOOD: Ván ép gỗ lạng.

- MDF: Ván ép bột sợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- OSB, PB, WB: Ván ép dăm.

MDF có các thành phần cơ bản gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Sản phẩm composite gỗ nói chung và MDF nói riêng có những tính chất cơ lý cơ bản như sau:

- Tỷ trọng ( kg/m 3)

- Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa)

- Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa)

- Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa)

- Độ trương nở trong nước ( tính theo phần trăm tỷ lệ )

- Độ hấp thụ nước ( %)

- Độ bền chịu nước (MOR,MOE của sản phẩm ngâm trong nước)

- Lượng formaldehyde thải ra (ppm)

Quy trình sản xuất gỗ MDF: Có 2 kiểu quy trình sản xuất MDF gồm Quy trình khô và Quy trình ướt:

- Quy trình khô : keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

- Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút

Một phần của tài liệu Môi trường Nhật Bản & Đánh giá cơ hội Marketing của sản phẩm đồ gỗ và phuơng thức thâm nhập (Trang 64)