III. Môi trường vi mô cho sản phẩm gỗ
1. Thị trường nội địa
a. Nhu cầu nội địa
Thị trường đồ gỗ trong nước tăng nhanh thời gian gần đây do đầu tư nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều tạo nên nhu cầu sử dụng những dòng sản phẩm gỗ trang trí nội thất cao cấp, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê. Thị trường bất động sản trong nước dần sôi động trở lại với hàng loạt các dự án nhà ở mới, nhà tái định cư làm tăng thêm nhu cầu sử dụng đa dạng đồ gỗ trang trí nội thất. Mức sống ngày càng cao cũng kích thích tăng nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội thất của người dân.
Khảo sát mới đây của Hiệp hội này đã cho thấy: Đối với các khách sạn từ ba sao trở lên, mỗi năm nhu cầu về đồ gỗ vào khoảng 18- 20 triệu đồng/phòng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu về đồ gỗ của các hộ gia đình trong một năm là 6 triệu đồng, còn ở Hà Nội con số này là 3 triệu đồng. Như vậy, “Tiềm năng của thị trường nội địa đối với đồ gỗ nội thất là rất lớn, có thể lên tới 1 tỷ USD/năm (khoảng 19.000 tỷ đồng)” ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest).
Số liệu thống kê của các công ty khảo sát thị trường cũng như nhận định của các chuyên gia trong ngành đồ gỗ, nội thất chỉ ra rằng sức tiêu thụ đồ gỗ của thị trường nội địa Việt Nam vào khoảng hơn 2,5 tỷ USD
b. Doanh nghiệp Việt nam đối với thị trường nội địa
Thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được tiềm năng của thị trường nội địa, đưa ra những mặt hàng phù hợp với diện tích đa dạng của các căn hộ, đa dạng kiểu mẫu, nhiều chức năng… thích ứng với người tiêu dùng trong nước nên đạt được những thành công bước đầu như Hoàng Anh Gia Lai, Đức Thành, Trường Thành, Nhà Xinh, Minh Tiến, The Country Crop...
Ông Đặng Minh Lành, Giám đốc kinh doanh Công ty Minh Tiến cho biết, để thích ứng với thị trường nội địa, công ty đã thiết kế lại mẫu mã, kích thước phù hợp hơn với đặc thù thị trường nội địa là gọn, nhỏ, mỏng hơn so với hàng xuất khẩu và chủ động phát triển các cửa hàng phân phối. Ông Nguyễn Đỗ Đức Minh, Giám đốc The Country Corp cho biết, The Country Corp đã bố trí lại dây chuyền sản xuất, thay đổi màu sắc, hình thức bên ngoài sản phẩm và cũng tìm cách phát triển mạng lưới tiêu thụ khi hướng đến thị trường nội địa.
Để tạo ra một địa chỉ thuận tiện, một sân chơi chung cho doanh nghiệp đồ gỗ tiếp cận thị trường trong nước, Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) có ý định tổ chức định kỳ hàng năm hội chợ triển lãm riêng cho thị trường nội địa và năm 2010, tại TP.HCM đã diễn ra Vifa Home 2010 (Hội chợ đồ gỗ và Trang trí Nội thất Việt Nam 2010) từ 18-22/11/2010. Tham gia Vifa Home 2010 có hơn 150 doanh nghiệp, hầu hết là các đơn vị xuất khẩu với 400 gian hàng trưng bày đa dạng chủng loại sản phẩm gỗ. Vifa Home 2010 tạo cầu nối cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu tiếp cận với thị trường trong nước, giúp doanh nghiệp có cơ hội trực tiếp gặp gỡ các nhà phân phối, bán lẻ đồ gỗ ở thị trường nội địa và quảng bá, tiếp thị hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm đang có mặt ở các thị trường quốc tế nay được chế tác lại để thích ứng với người tiêu dùng trong nước, đồng thời nắm bắt thêm nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nội địa.
Ông Nguyễn Bá Tuấn, Giám đốc Công ty CP thủ công mỹ nghệ gỗ Liên Minh, đơn vị tổ chức Vifa Home 2010 cho biết, Vifa Home 2010 cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết sản phẩm đồ gỗ nội thất, nhằm chiếm lĩnh sân nhà trong từng phân khúc thị trường, giúp khách hàng nội địa có được một dịch vụ khép kín về sản phẩm gỗ, trang trí nội thất khi mua sắm từ sân vườn đến tận nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách… Vifa Home 2010 còn là dịp cho người tiêu dùng trong nước biết thêm về thế mạnh của sản phẩm gỗ sản xuất trong nước, tiếp cận trực tiếp
với các sản phẩm gỗ chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu được giới thiệu tại thị trường Việt Nam với giá vừa phải, hợp thu nhập, hợp thị hiếu.
Để tăng hiệu quả, Ban tổ chức Vifa Home dành đến 30% doanh thu cho công tác quảng bá đến với các đối tượng liên quan như các chủ nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát, căn hộ cao cấp, các chủ cửa hàng - showroom bán lẻ đồ gỗ hàng trang trí nội thất, chủ đầu tư các công trình xây dựng, chủ các dự án nhà đang và sẽ triển khai, kể cả nhà cho người thu nhập thấp và nhà ở xã hội.
Ông Phan Thế Hào, Trưởng đại diện Bộ Công Thương tại TP.HCM cho rằng, Việt Nam trong thời mở cửa, là sân chơi chung, bình đẳng cho cả hàng ngoại lẫn hàng nội, vì thế doanh nghiệp trong nước nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng phải tạo thế chủ động để chiếm lĩnh sân nhà với sức tiêu thụ của hơn 86 triệu dân.
Cùng với đó, ngay từ những ngày đầu tháng 3-2013, HAWA đã phối hợp với các đối tác tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ sáu (VIFA 2013). Tại hội chợ này, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại thành phố và các vùng lân cận được tiếp cận với các nhà nhập khẩu ở các thị trường quốc tế lớn; có cơ hội giới thiệu sản phẩm có nguồn gốc gỗ hợp pháp, chất lượng, mẫu mã mới. Trong VIFA 2013 còn có các cuộc hội thảo chuyên ngành nhằm giúp doanh nghiệp ngành gỗ hiểu rõ hơn nhu cầu, thị hiếu và những tiêu chuẩn sản phẩm ở những thị trường quốc tế trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu... Ðặc biệt, Phòng Thương mại Italia còn có một đoàn doanh nghiệp Italia đến tham quan VIFA 2013 để có kế hoạch tham gia triển lãm sản phẩm tại VIFA 2014. VIFA 2013 cũng là cơ hội để các nhà thu mua quốc tế tiếp xúc, trao đổi và thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất đồ gỗ và nội thất xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Cũng trong kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian tới, HAWA sẽ tăng cường công tác xúc tiến việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Italia qua các hình thức như kết nối doanh nghiệp Italia nhập sản phẩm gỗ từ Việt Nam rồi bán tại thị trường EU, liên kết sản xuất giữa Italia và doanh nghiệp Việt Nam nhằm khai thác thế mạnh khâu thiết kế doanh nghiệp nước bạn, đồng thời doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng thương hiệu doanh nghiệp Italia để nâng cao giá trị sản phẩm. Theo HAWA, hội chợ năm nay thu hút khách hàng đến từ 76 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, khách châu Á chiếm 34,6%, EU là 15,1%, châu Mỹ là 16,9%, châu Úc là 4,1%... Tại hội chợ, trong khoảng 600 gian hàng trưng bày, mặt hàng đồ gỗ chiếm đến 81%; nguyên, phụ liệu ngành gỗ chiếm 9%, thủ công mỹ nghệ và đồ dùng nội thất 10%.
Ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ cần phát triển dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng để luôn cải tiến sản phẩm, khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.
2. Nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ gỗ tại Nhật Bản
Mặc dù hầu hết người Nhật truyền thống đã quen với việc ngồi trực tiếp lên sàn nhà trải chiếu tatami (chiếu cói), nhưng 50 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người Nhật sử dụng đồ gia dụng bàn ghế theo phong cách phương Tây. Theo báo cáo của Cục Kế hoạch Kinh tế Nhật Bản, tỷ lệ đồ gia dùng trong mỗi gia đình Nhật ngày càng
tăng dần, từ những năm 1961 tỷ lệ sử dụng bàn ghế nhà ăn, bàn ghế phòng khách chiếm từ 6,2% - 12% gia đình Nhật. Năm 1992 - 1995 tỷ lệ này tăng từ 36,3% - 69,7% gia đình Nhật và không thay đổi trong những năm gần đây. Người Nhật giờ đây có sở thích rất đa dạng, họ thích các kiểu đồ gỗ mở, tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da hay vải, có nệm hoặc không nệm, thay đổi kích cỡ…để phù hợp với sở thích cá nhân của mình.
Hiện nay, mặt hàng ghế gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản chiếm 28,6% tổng giá trị đồ gỗ nhập khẩu, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, phòng ngủ, nhà bếp và mục đích khác chiếm 71,4% (năm 2002). Trong các loại ghế gỗ, các loại ghế nệm khung gỗ bọc da, ghế nệm khung gỗ bọc vải chiếm tỷ trọng 94%.
Bảng: Nhập khẩu hàng nội thất vào Nhật Bản trong năm 2011 (ký hiệu ▲là giảm so với năm trước)
Đơn vị : Triệu Yên
Xếp hạng Nước 2010 2011 Tỷ lệ % thay đổi sovới năm trước
1 China 102.832 100.855 ▲1,9% 2 Vietnam 15.066 15.693 4,1% 3 Taiwan 10.673 11.030 3,3% 4 Indonesia 11.259 10.417 ▲7,4% 5 Thailand 9.846 9.442 ▲4,1% 6 Malaysia 10.770 9.435 ▲12,3% 7 Mexico 7.734 6.285 ▲18,7% 8 Italy 3.456 3.872 12,0% 9 Australia 3.094 3.623 17,0% 10 Philippines 2.883 3.288 14,0%
Xu hướng tiêu dùng của người Nhật thay đổi đáng kể đối với hàng đồ gỗ. Thực tế những năm gần đây, sức mua ở thị trường này không tăng nhưng nhập khẩu đồ gỗ vào Nhật vẫn tăng. Vấn đề không phải do nhu cầu thị tiêu dùng. Có nhiều lý do để nói về sức mua không tăng hoặc tăng không mạnh ở Nhật. Thứ nhất nhu cầu xây dựng khu dân cư, cao ốc văn phòng...không còn nhiều như trước thay vào đó đã giảm đáng kể vì cơ sở hạ tầng nhà cửa, cao ốc ở Nhật tương đối đã chỉnh chu. Thanh niên Nhật có xu hướng sống độc thân, không muốn kết hôn nên việc mua sắm, trang bị đồ đạc sinh hoạt cho gia đình sau hôn nhân trong đó có cả đồ gỗ trở nên không cần thiết. Giới trẻ sẽ mất dần vị trí lực lượng chiếm đa số trong dân số Nhật khi xu hướng này đẩy nhanh hơn. Từ những lý do này mà các phân tích cho rằng sức mua của thị trường này không tăng và sẽ không thay đổi về nhu cầu trong thời gian tới.Tuy nhiên, vấn đề nhập khẩu tăng là chuyện có thật vì cung trong nước không còn giữ vai trò chính đối với thị trường đồ gỗ Nhật. Ông Takayama cho biết cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 43% nhu cầu của người tiêu dùng. Do sở thích người tiêu dùng thay đổi cùng với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu đã khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ bản địa phải thu hẹp dần sản xuất, vốn chỉ tạo ra sản phẩm kém cạnh tranh do chi phí lao động cao hơn.
Ông Shigeru Takayama, chuyên gia tư vấn đầu tư cao cấp của Jetro cho biết thị trường Nhật đang có những thay đổi đáng kể và những thay đổi này có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, kể cả các doanh nghiệp Việt Nam. Ông nói rằng người Nhật giờ đây đang chuyển lựa chọn hàng cao cấp của Châu Âu sang hàng trung bình với giá cả cạnh tranh của khu vực Châu Á. Vì vậy, hàng đồ gỗ vào Nhật phần lớn xuất phát từ Châu Á.
Trên 90% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước khu vực Châu Á. Trung Quốc là nước xuất khẩu vào Nhật nhiều nhất và chiếm đến 32,1% thị phần đồ gỗ của quốc gia này; kế đến là Thái Lan 17,4% và Malaysia 9,2%. Việt Nam xuất khẩu hàng đồ gỗ không nhiều như Thái Lan hay Malaysia nhưng nằm trong top 5 nước xuất khẩu đồ gỗ nhiều nhất vào Nhật. Với thị phần có được hiện nay là 7,3%, Việt Nam qua mặt hàng đồ gỗ của Ý, Đài Loan, Mỹ, Đức và Đan Mạch.
3. Thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng phương thức xuất khẩu
c. Các yếu tố thuận lợi, cơ hội để áp dụng phương thức xuất khẩu
Ông Nguyễn Tôn Quyền-Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) phấn khởi cho biết: “Sự thành công trong xuất khẩu gỗ có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là Nhà nước miễn thuế xuất khẩu gỗ cho các doanh nghiệp và thị trường gỗ thế giới đang ngày càng được mở rộng”. Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước nên thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0% từ năm 2007. Đối với đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác, do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. Theo Vụ châu Á – Thái Bình Dương, nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản tăng trưởng khá
nhanh trong những năm gần đây đã mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu đồ gỗ Việt nam vào nước này.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần đồ gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường.
Theo Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn nhiều thế mạnh khác mà chúng ta chưa tận dụng hết. Đó là Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ. Kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ cũng đang dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. Nếu tính chung giai đoạn từ năm 2001-2005, kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ đạt hơn 38%/năm. Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 170.000 lao động.
Hệ thống phân phối ở Nhật Bản hiện nay có trên 6.920 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng ở dạng nhỏ và vừa, diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500m2. Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm để có chiến lược phân phối hàng xuất khẩu. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.
d. Các yếu tố bất lợi, đe dọa khi áp dụng phương thức xuất khẩu
i. Yêu cầu sản phẩm
Trước đây, đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm sang trọng cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ và một số hàng đại trà từ châu Á. Sản phẩm đồ gỗ của
châu Âu thu hút khách hàng Nhật do có kiểu cách đẹp, hiện đại, chất lượng tốt và có uy tín với những nhãn hiệu nổi tiếng. Người Nhật ưa chuộng nhất sản phẩm đồ gỗ của Italia bởi kiểu dáng trang nhã, hiện đại, và cả cổ điển nhưng giá cả tương đối “ mềm”. Đồ gỗ Đức giá cao, nhưng chất lượng tốt có giá trị sử dụng lâu dài.