Thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng phương thức xuất

Một phần của tài liệu Môi trường Nhật Bản & Đánh giá cơ hội Marketing của sản phẩm đồ gỗ và phuơng thức thâm nhập (Trang 53)

III. Môi trường vi mô cho sản phẩm gỗ

3. Thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng phương thức xuất

c. Các yếu tố thuận lợi, cơ hội để áp dụng phương thức xuất khẩu

Ông Nguyễn Tôn Quyền-Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) phấn khởi cho biết: “Sự thành công trong xuất khẩu gỗ có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là Nhà nước miễn thuế xuất khẩu gỗ cho các doanh nghiệp và thị trường gỗ thế giới đang ngày càng được mở rộng”. Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước nên thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0% từ năm 2007. Đối với đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác, do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. Theo Vụ châu Á – Thái Bình Dương, nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản tăng trưởng khá

nhanh trong những năm gần đây đã mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu đồ gỗ Việt nam vào nước này.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần đồ gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường.

Theo Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn nhiều thế mạnh khác mà chúng ta chưa tận dụng hết. Đó là Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ. Kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ cũng đang dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. Nếu tính chung giai đoạn từ năm 2001-2005, kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ đạt hơn 38%/năm. Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 170.000 lao động.

Hệ thống phân phối ở Nhật Bản hiện nay có trên 6.920 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng ở dạng nhỏ và vừa, diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500m2. Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm để có chiến lược phân phối hàng xuất khẩu. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.

d. Các yếu tố bất lợi, đe dọa khi áp dụng phương thức xuất khẩu

i. Yêu cầu sản phẩm

Trước đây, đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm sang trọng cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ và một số hàng đại trà từ châu Á. Sản phẩm đồ gỗ của

châu Âu thu hút khách hàng Nhật do có kiểu cách đẹp, hiện đại, chất lượng tốt và có uy tín với những nhãn hiệu nổi tiếng. Người Nhật ưa chuộng nhất sản phẩm đồ gỗ của Italia bởi kiểu dáng trang nhã, hiện đại, và cả cổ điển nhưng giá cả tương đối “ mềm”. Đồ gỗ Đức giá cao, nhưng chất lượng tốt có giá trị sử dụng lâu dài.

Nhiều sản phẩm nhập khẩu từ châu Á là các sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở sản xuất của Nhật đóng tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật, trong khi các nước ASEAN, mặc dù đã tiến bộ rất nhiều về chất lượng sản phẩm và kiểu dáng, nhưng khi các sản phẩm của các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.

Theo ông Vũ Văn Trung, Vụ Trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại, để thâm nhập và phát triển bền vững vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần lưu ý: Bàn ghế, chạn đựng bát yêu cầu nhãn hiệu sản phẩm phải có các thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng; một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu được coi là "Sản phẩm đặc biệt" có quy định tiêu chuẩn an toàn cho từng sản phẩm đặc biệt; luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1 phải đảm bảo các tiêu chuẩn hết sức khắt khe và phải có nhãn hiệu S; giường tầng, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hàng hóa an toàn (nhãn hiệu SG). Nếu sản phẩm này có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản bồi thường là 10 triệu yên/người; đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản bắt buộc phải được kiểm tra chất chlorpyrifos và formaldehyde... Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chú ý về thiết kế mẫu mã sao cho phù hợp với những căn buồng nhỏ của người Nhật Bản và với những sàn nhà bằng Tatami (chiếu cói) và các yếu tố văn hóa truyền thống khác của người Nhật.

Một số vấn đề về quy định pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm tuân thủ như: đồ đạc sử dụng nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn chế nhập theo các điều khoản của Hiệp ước Washington, luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt phải có nhãn hiệu S…

Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn về mức an toàn đối với tất cả các sản phẩm liên quan đến con người còn cao hơn cả thị trường Mỹ và EU. Chính sự khác biệt về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giữa 2 nước nên hàng hóa Việt Nam phải thật sự được đầu tư, chú trọng mới thỏa mãn các điều kiện của thị trường này. Do vậy, hợp tác là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để tháo gỡ các rào cản và liên kết đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm,thủy sản cũng là hình thức để hạn chế xuất khẩu hàng nguyên liệu thô.

ii. Cạnh tranh

Về đối thủ cạnh tranh, chúng ta phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh Trung Quốc với nhiều lợi thế hơn hẳn Việt Nam. Thị trường nhập khẩu đồ gỗ của Nhật, Trung Quốc đứng đầu trong các nước có hàng xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật vì giá rẻ, kế đến là Đài Loan và các nước ASEAN khác cũng tăng dần. Trong số các nước châu Á xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật, Trung Quốc chiếm 28,7%, Thái Lan 20,3%, Malaysia 13,8%, và Indonesia 11,8% là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt nhất với hàng của Việt Nam.

Ngoài ra, thời gian gần đây, nhập khẩu đồ gỗ từ Mỹ vào Nhật tăng trưởng cũng rất đều và ổn định. Các nhà sản xuất Mỹ rất quan tâm đến thị trường Nhật, giá bán lẻ đồ gỗ Mỹ tại thị trường Nhật giảm do nhà nhập khẩu và bán lẻ Nhật nỗ lực giảm chi phí phân phối nhằm cạnh tranh với các đồ gỗ sản xuất trong nước

iii. Vấn đề của doanh nghiệp chế biến gỗ & xuất khẩu Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại các vấn đề nguyên vật liệu, quy mô sản xuất, công nghệ và thương hiệu.

Ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) cho biết, đóng góp của ngành công nghiệp chế biến gỗ cho nền kinh tế là không nhỏ (đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm qua). Tốc độ tăng trưởng về giá trị và kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 14- 15%. Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 5 nước có ngành chế biến gỗ tăng trưởng nhanh và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Đến nay, nước ta đã có gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ. Tuy nhiên, sự phân bố và quy mô doanh nghiệp không đồng đều, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đầu tư, trang thiết bị dây chuyền công nghệ còn lạc hậu. Mặc dù, thời gian gần đây, tốc độ phát triển của ngành này đạt được những kết quả đáng kể, song giá trị thu về chưa cao do chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ trong nước.

Vùng nguyên liệu cạn kiệt, chưa có quy hoạch, 80% nguyên liệu gỗ đầu vào phải nhập khẩu. các chuyên gia phân tích môi trường dự báo: nếu Việt Nam không cải thiện môi trường thì chỉ trong vòng 5 năm nữa có thể chúng ta phải nhập khẩu 100% nguyên liệu gỗ.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất giảm khả năng cạnh tranh: do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái …Nhiều nước như Lào, Myanmar, Indonexia – vốn là bạn hàng cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam nay đã lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô. Ta phải nhập gỗ đã qua sơ chế, nên giá thành đắt hơn. Hơn nữa chi phí cho vận chuyển cũng tăng lên do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng lên.

Chúng ta chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, do nguồn nguyên liệu trong nước còn thiếu hụt, hầu hết phải nhập khẩu. Rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích, nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm; năng suất rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt. Về gỗ rừng trồng, hiện nay cả nước có khoảng hơn hai triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước. Có tình trạng một số nhà máy chế biến gỗ, mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng, lại thiếu diện tích đất có quy mô tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất rừng trồng thấp đã gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh thấp...

Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Cùng với hạn chế trên, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp

chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh tranh về giá thành.

Ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, đóng góp của ngành công nghiệp chế biến gỗ cho nền kinh tế là không nhỏ (đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm qua). Tốc độ tăng trưởng về giá trị và kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 14-15%. Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 5 nước có ngành chế biến gỗ tăng trưởng nhanh và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Đến nay, nước ta đã có gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ. Tuy nhiên, sự phân bố và quy mô DN không đồng đều, chủ yếu là DNNVV, vốn đầu tư, trang thiết bị dây chuyền công nghệ còn lạc hậu. Mặc dù, thời gian gần đây, tốc độ phát triển của ngành này đạt được những kết quả đáng kể, song giá trị thu về chưa cao do chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ trong nước.

Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Cùng với hạn chế trên, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh tranh về giá thành.

Nhật Bản là nước có khi hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không xử lý tốt.Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng,nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do thiết bị xử lý này rất đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam đu'ợc trang bị, chủ yếu là các công ty liên doanh, liên kết với Nhật Bản mới đủ khả năng đầu tu' các trang thiết bị này. Do đó công nghệ của Việt Nam hầu hết còn lạc hậu.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng hết được đơn hàng lớn. Mặc dù số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam là hơn 300, nhưng trong số đó hầu hết là quy mô vừa và nhỏ. Ông Nguyễn Trọng Xan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty VINAFOR Đà Nẵng băn khoăng: “Lâu nay doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu gọi là lớn ở Việt Nam cũng chỉ có khoảng trên 10 tỷ đồng, nhưng với nước ngoài 10 tỷ đồng thì cũng chưa được 1 triệu USD, thì làm sao mà lớn được”. Với quy mô đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với một số doanh nghiệp ở các nước xung quanh như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc... Thực tế, số doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất xuất khẩu 100 container/tháng trở lên

hay nhà máy có diện tích trên 10 ha là rất hiếm. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phải bỏ lỡ những hợp đồng lớn do không đủ năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản đã phải qua trung gian nước ngoài để đến với nhà phân phối lớn.

Đồ gỗ nói chung là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế và chưa được chú trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đều có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chưa có nhiều kinh phí để thực hiện việc này. Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận: công tác xúc tiến thương mại chưa có sự liên kết tốt giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp. Một thực trạng nữa là các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian (chiếm 90% lượng sản phẩm). Hơn nữa, việc nhận làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng ta thành người

Một phần của tài liệu Môi trường Nhật Bản & Đánh giá cơ hội Marketing của sản phẩm đồ gỗ và phuơng thức thâm nhập (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w