Đo đạc thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về các dải tần số ứng dụng trong kỹ thuật RFID (Trang 68)

Trong phần này sẽ trình bày kết quả thực nghiệm khi sử dụng hệ thống RFID với đầu đọc IF5 Fixed Reader của Hãng Intermec làm việc tại tần số 902- 928 MHz (hình 3.14).

Hình 3.14: Hệ thống thực nghiệm.

Sau khi tiến hành kết nối hệ thống và cho chạy kiểm tra, đầu đọc sẽ phát hiện thẻ và chương trình sẽ báo kết quả lên màn hình (hình 3.15, 3.16).

Hình 3.15: Hệ thống báo là chưa có thẻ.

Trong trường hợp có nhiều thẻ, chương trình phần mềm quản lý cũng sẽ báo kết quả như hình 3.17

Hình 3.17: Hệ thống báo là đã phát hiện được nhiều thẻ. Sau khi kiểm tra xong hệ thống thì tiến hành thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của môi trường kim loại và môi trường nước lên hoạt động của hệ thống bằng cách xác định khoảng cách đọc được khác nhau khi gắn thẻ lên lon Coca Cola (môi trường kim loại), chai nước suối và chai nước rửa chén Sunlight (môi trường nước) với những khoảng cách khác nhau. Kết quả thu được như bảng 3-5.

Bảng 3-5: Kết quả đo đạc tại dải tần UHF của Tag khi gắn lên hai vật chất khác nhau là kim loại và nước

Khoảng cách đọc được (mét) Khoảng cách giữa thẻ và vật chất thí nghiệm (milimét) Lon Coca Cola Chai nước suối

Chai nước rửa chén Sunlight

Không gian tự do

0 0 0 0

5 0,50 0,25 0,55 3,50

10 3,20 0,54 1,40

15 2,85 1,40 1,95

20 2,70 1,95 2,30

Qua các kết quả thu được, ta dễ dàng nhận thấy mỗi loại đầu đọc của mỗi hãng khác nhau sẽ có độ nhạy khác nhau (nếu đem so sánh với bộ đọc SAMSys MP9320) và môi trường thực nghiệm cũng có ảnh hưởng đến kết quả thu được. Điều thứ hai có thể nhận thấy là khi khoảng cách của thẻ gắn lên vật chất thực nghiệm càng gần thì khoảng đọc được lại ngắn và khi khoảng cách này xa hơn thì khoảng cách đọc được cũng tăng dần, tuy nhiên khoảng cách tốt nhất thu được từ thực nghiệm giữa thẻ và vật chất thực nghiệm chỉ khoảng 10 milimét.

KẾT LUẬN

Kết luận.

Qua các nội dung đã nghiên cứu ở các chương trước, tôi xin nêu ra một số kết luận sau đây.

1) Việc ứng dụng RFID vào thực tế cuộc sống là rất cần thiết và phù hợp. Nó cần được nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng vào trong từng lĩnh vực cụ thể của nước ta. Theo sự nghiên cứu của tôi thì việc áp dụng RFID hiện nay ở nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần có bước khởi động nhanh để phát huy được các lợi ích to lớn từ việc áp dụng RFID vào trong thực tế cuộc sống.

2) Các tần số khác nhau có những đặc tính khác nhau, do đó chúng ta cần sử dụng các hệ thống RFID khác nhau sao cho phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Chẳng hạn như các Tag làm việc ở tần số thấp thì sử dụng chúng để nhận dạng trong khoảng cách gần và chúng ta nên sử dụng các loại Tag này để nhận dạng các món đồ dạng phi kim loại đặc biệt là các vật thể chứa nhiều nước như: nước tinh khiết, hoa quả tươi, sữa túi, nước xả vải đóng túi,…Với các Tag làm việc ở tần số cao thì sử dụng ở khoảng cách xa hơn (nhưng giới hạn tối đa cũng không quá 1 m). Loại Tag này lại rất thích hợp khi sử dụng để nhận dạng các đối tượng là kim loại hoặc các món đồ chứa nhiều nước như các sản phẩm nước uống đóng lon kim loại. Các Tag làm việc ở tần số siêu cao nên sử dụng trong những trường hợp cần tốc độ truyền dữ liệu nhanh. Tuy nhiên loại Tag này lại bị hạn chế khi hoạt động trong môi trường có kim loại hoặc chất lỏng. Các Tag làm việc tại tần số viba có đặc tính gần giống như Tag UHF nhưng tốc độ truyền dữ liệu lại nhanh hơn.

3) Hiện tại Bộ Bưu chính Viễn thông đã đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng dải tần đối với RFID, nhưng theo tôi có một số điểm nên xem lại như sau:

 Dải tần số thấp (dưới 135 kHz) chưa được quy định. Chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá, xem xét để áp dụng vào thực tế nhằm mở rộng hơn dải tần ứng dụng cho RFID.

 Dải tần viba (2,5 GHz; 5,8 GHz;…) cũng chưa được quy định. Chúng ta cũng cần nghiên cứu để áp dụng vào thực tế.

 Dải tần siêu cao (433,05  434,79 MHz) rất ít sử dụng ở các nước trên Thế giới thì chúng ta lại có, điều này sẽ dẫn đến việc khó áp dụng chuẩn quốc tế. Việc nghiên cứu, sản xuất các loại thẻ này cũng sẽ gặp các trở ngại hoặc muốn nhập khẩu thì cũng gặp những khó khăn.

 Công suất phát xạ chính thấp hơn so với quy định của các nước hoặc là quy định lại chung chung. Chẳnh hạn như ở Châu Âu, người ta chia dải tần từ 865  868 MHz thành ba dải nhỏ với công suất phát xạ khác nhau thì chúng ta quy định cho dải tần từ 866  868 MHz và cả dải tần 920  925 MHz với cùng một công suất phát. Điều này sẽ gây khó khăn khi áp dụng những quy định chung vì lúc đó chúng ta phải thay đổi rất nhiều mới tạo được sự phù hợp.

Hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những kết quả đã nghiên cứu và được trình bày trong luận văn, theo tôi trong tương lai chúng ta cần nghiên cứu thêm một số vấn đề cấp thiết sau:

 Nghiên cứu đánh giá các Tag làm việc tại tần số thấp (dưới 135 kHz) và các Tag làm việc tại tần số viba để đưa ra các quy định về việc cho phép sử dụng các Tag này trong thực tế nước ta.

 Nghiên cứu kỹ về công suất phát xạ chính để giúp cho hệ thống RFID hoạt động đạt hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Bưu chính Viễn thông (2006), Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) được sử dụng có điều kiện, Hà nội.

2. Đỗ Ngọc Anh (2006),”Thẻ nhận dạng vô tuyến RFID”, Tạp chí bưu chính viễn thông.

3. Phạm Ngọc Tuấn, Nguyễn Hải Thanh, Đỗ Quang Huy, “Công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến_RFID và ứng dụng trong lĩnh vực bưu chính”, Tạp chí bưu chính viễn thông.

Tiếng Anh

4. Backhouse G. (2006), RFID: Frequency, standards, adoption and innovation, JISC Technology and Standards Watch.

5. Bhuptani M. and Moradpour S. (2005), RFID field guide: Deploying Radio Frequency Identification Systems, pp. 39-41.

6. Chen Z.N. (2007), Antennas for Portable Devices. John Wiley & Sons, Inc., New York.

7. Cichos S., Haberland J., and Reich, H ( 2002), Performance analysis of polymer based antenna-coil for RFID, IEEE Polymers and Adhesives in Microelectronics and Photonics International Conference, pp. 120-124. 8. Dobkin D.M. and Weigand S.M. (2005), Environmental effects on RFID tag

antennas, Proceedings of the IEEE International Microwave Symposium, pp. 135-138.

9. Finkenzeller K. (2004), RFID Handbook, 2ndedn, Chichester: John Wiley & Sons, Ltd.

10.Foster P.R. and Burberry R.A. (1999), Antenna problems in RFID systems, Proceeding of the IEE Colloquium on RFID Technology, pp.3/1- 3/5. 11.Hassan T.and Chatterjee S. ( 2006), Ataxanomy for RFID, IEEE System

Sciences, 39th International Conference, Vol. 8.pp. 184b-184b. 12.Kraus J., (1988), Antennas, McGraw-Hill, New york .

13.Qing X.M. and Yang N. (2004), A folded dipole antenna for RFID, Proceedings of the IEEE Antennas and Propagation Society International Symposium, Vol. 1, pp. 97-100.

14.Rao K.V.S, Nikitin P.V. and Lam S.F. (2005), Antenna design for UHF RFID tag: a review and a practical application, IEEE Transactions on Antennas and Propagation, 462-469.

15.Von Hippel(ed.) A.R. (1998), Dielectric Materials and Applications, John Wiley & Sons, Inc., New York.

16.Want R. (2006), An introduction to RFID technology, Pervasive Computing, pp. 25-33.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về các dải tần số ứng dụng trong kỹ thuật RFID (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)