Thực trạng sử dụng tần số trong RFID

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về các dải tần số ứng dụng trong kỹ thuật RFID (Trang 40)

Một trong những đặc tính quan trọng của Tag và bộ đọc liên kết chính là tần số hoạt động. Tần số hoạt động có thể phải dựa vào các ứng dụng, các chuẩn và các quy định. Dải tần RFID sử dụng phổ biến là: Tần số thấp tại dải tần 135khz hoặc thấp hơn; tần số cao là 13,56MHz; tần số siêu cao tần bắt đầu tại 433MHz; tần số viba là 2,45GHz và 5,8GHz. Nhìn chung, các tần số này xác định cho việc truyền dữ liệu giữa Tag và bộ đọc. Tần số thấp thì tốc độ truyền dữ liệu cũng thấp. Công nghệ RFID sử dụng ba phương thức truyền thông dựa trên tần số của sóng radio như bảng 2-3. [3]

Bảng 2-3: Các tần số vô tuyến sử dụng trong RFID.

Tần số Đặc tính Tần số thấp ( 100  500KHz) Sử dụng trong phạm vi ngắn và trung bình Chi phí thấp Tốc độ đọc dữ liệu thấp

Tần số trung bình ( 10  50MHz) Sử dụng trong phạm vi ngắn và trung bình Chi phí thấp Tốc độ đọc dữ liệu trung bình Tần số cao ( 850  950KHz; 2,4  5,8GHz) Sử dụng trong phạm vi bán kính rộng Chi phí cao Tốc độ đọc dữ liệu cao

Tuy nhiên, tốc độ không chỉ liên quan đến các giải pháp thiết kế RFID. Điều kiện môi trường có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định dải tần số làm việc tối ưu đối với các ứng dụng đặc biệt. Ví dụ như chất nền mà các Tag được gắn vào( chẳng hạn như lon nước ngọt) và sự tồn tại của các thiết bị tạo ra các sóng vô tuyến khác (như lò vi sóng và các thiết bị điện thoại không dây). Các thiết bị này tương ứng có thể tạo ra ảnh hưởng đối với dải tần UHF và dải tần viba.

Với tần số cao hơn thì anten phải nhỏ hơn, kích cỡ của tag cũng nhỏ hơn và dải tần thì phải rộng hơn, nhưng điểm đặc trưng là cần nhiều sự điều chỉnh hơn, quá trình sử dụng bị hạn chế và giá cả thì luôn cao. Bảng 2-4 tóm tắt những dải tần số thông dụng nhất, các ứng dụng thông dụng và các đặc điểm chính.

Bảng 2-4: Tóm tắt các đặc tính và các ứng dụng thông dụng nhất đối với các dải tần số cho RFID.

Dải tần số Các đặc điểm Các ứng dụng điển hình

Tần số thấp(LF) nhỏ hơn 135KHz

 Sử dụng từ những năm 1980 và phát triển rất rộng rãi

 Nhận dạng động vật  Làm việc rất tốt xung quanh môi

trường kim loại và chất lỏng

 Tự động hoá trong công nghiệp

 Đọc được trong khoảng cách vài mm Tần số cao(HF) 13,56MHz  Sử dụng từ giữa những năm 1990 và phát triển rất rộng rãi  Thẻ thanh toán

 Là chuẩn chung của thế giới Điều khiển việc truy cập  Đọc được trong khoảng cách xa

hơn LF (cỡ trên 1 m)

 Chống lại hàng giả  Giá thành rẻ hơn LF tag

 Hiệu suất thấp trong môi trường kim loạI

 Nhiều mức ứng dụng giám sát đa dạng như: sách vở, túi hành lý, quần áo, v.v…

 Giá sách thông minh Nhận dạng và theo dõi con người Tần số siêu cao tần(UHF)433MHz và 860-930MHz  Sử dụng cuối những năm 1990  Đọc được trong khoảng cách xa

hơn HF (cỡ trên 3 m)

 Cung cấp các chức năng cho chuỗi nhà hàng, khách sạn như:

 Khoảng cách truyền dữ liệu rất xa đối với các hệ thống làm việc tại dải tần 433MHz (lên đến hàng trăm m)

o Điều khiển việc kiểm kê

o Quản lý kho hàng  Tập trung được xung lượng bởi

vì các yêu cầu của các chuỗi nhà hàng, khách sạn bán lẻ trên khắp thế giới

o Giám sát tài sản

 Mức điện thế phù hợp với các tag có giá thấp nhất

 Sự không tương thích bởi các quy định vùng miền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Dễ bị sự trở ngại từ chất lỏng và kim loại

Tần số sóng viba 2,45–5,8 GHz

 Sử dụng vài chục năm gần đây  Điều khiển việc truy cập  Tốc độ truyền dữ liệu cao  Chuông điện

 Phù hợp với cả chế độ hoạt động tích cực và bán tích cực

 Tự động hoá trong công nghiệp

 Đọc được trong khoảng cách giống dải UHF

 Hiệu suất thấp trong môi trường kim loại và chất lỏng

Phần lớn các nước ấn định dải tần vô tuyến 125KHz hoặc 134KHz sử dụng cho các hệ thống RFID tần số thấp và 13,56MHz thường dùng trên thế giới cho các hệ thống RFID tần số cao. Các hệ thống UHF mới ra đời giữa những năm 1990 và các nước không đồng ý dùng vùng riêng của phổ UHF cho RFID. Châu Âu sử dụng 868MHz cho UHF, trong khi đó Hoa Kỳ lại sử dụng 915MHz. Đến nay Nhật Bản chưa cấp phép sử dụng dải tần UHF cho RFID, nhưng nước này vẫn đang tìm kiếm để mở băng tần 960MHz dùng cho RFID. Nhiều thiết bị sử dụng dải tần UHF, do đó sẽ mất nhiều năm cho chính phủ các nước trên thế giới cùng đồng ý sử dụng dải tần đơn UHF cho RFID. Các chính phủ cũng phải đồng thời quy định công suất các Readers nhằm hạn chế can nhiễu đến các thiết bị khác. Nhiều tổ chức ví dụ như tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Toàn Cầu (Global Commerce Initiative) đang cố gắng thuyết phục các chính phủ đồng ý về mặt tần số và công suất đầu ra. Các nhà sản xuất Tag và Reader đang nỗ lực nghiên cứu phát triển các hệ thống dể chúng có thể làm việc được với nhiều tần số khác nhau để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về các dải tần số ứng dụng trong kỹ thuật RFID (Trang 40)