Khả năng sinh trưởng và kích thước một số chiều đo của dê lai F1 giữa đực Boer x cái Bách Thảo

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất của giống dê chuyên thịt cao sản boer nhập nội và con lai cấp tiến của chúng với một số giống dê địa phương (Trang 32)

- Tỷ lệ dê nhiễm từng loại bệnh, phương pháp điều trị Tỷ lệ dê chết do bệnh.

3.2.2.1Khả năng sinh trưởng và kích thước một số chiều đo của dê lai F1 giữa đực Boer x cái Bách Thảo

Boer x cái Bách Tho

Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể và cường độ sinh trưởng tuyệt đối dê lai F1 giữa đực Boer x cái Bách Thảo trình bày trong bảng 26

Bảng 26. Khối lượng cơ thể và cường độ sinh trưởng tuyệt đối của dê lai F1 giữa đực Boer x cái Bách Thảo Dê đực (n=15-16) Dê cái (n=57-83) Giai đoạn tuổi ĐV M SD M SD Khối lượng cơ thể: Kg - Sơ sinh 2,80 0,17 2,49 0,16 - 3 tháng 14,25 0,95 12,71 0,87 - 6 tháng 24,25 1,58 20,09 1,72 - 9 tháng 32,88 2,72 29,51 2,11 - 12 tháng 42,53 1,89 39,18 2,18

Cường độ sinh trưởng tuyệt đối: g/con/ngày

- Sơ sinh – 3 tháng tuổi 127,22 113,56

- 3 – 6 tháng tuổi 111,11 81,94

- 6 - 9 tháng tuổi 95,83 104,76

- 9 – 12 tháng tuổi 107,31 107,45

TB sơ sinh – 12 tháng tui 108,86 100,53

Khối lượng dê đực cao hơn so với dê cái lai ở tất cả các giai đoạn tuổi. Đến 12 tháng tuổi dê đực đạt 42,53 kg và dê cái đạt 39,18 kg và tương đương với kết quả khảo sát của Đinh Văn Bình (2006).

Đã cĩ nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu đánh giá dê lai giữa dê Boer và các giống dê khác. Đinh Văn Bình và ctv (2006) nghiên cứu cặp lai giữa Boer với cái Bách Thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cho thấy: khối lượng dê lai ở các giai đoạn Sơ sinh – 3 – 6 – 9 tháng tuổi lần lượt là 2,83–15,4–22,2–32,5 (đực) và 2,4–14,4-19,9-29,4 kg (cái). Cũng theo Đinh Văn Bình (2006), kết quả theo dõi cặp lai giữa dê Boer với cái Bách Thảo nuơi tại các địa phương khác nhau (Hà Tây, Ninh Thuận) cho kết quả khác nhau: Dê lai 9 tháng tuổi nuơi tại Ninh Thuận cĩ khối lượng 36,2 kg (đực) và 30,2 kg (cái) cao hơn nuơi tại Hà Tây 8,28% (đực) và 2,37% (cái). Nhìn chung, khối lượng dê lai đều cao hơn so với khối lượng dê mẹ ở

xxxiii cùng tuổi và đều cĩ ưu thế lai >5%. Như vậy, khối lượng dê lai của đề tài này từ sơ sinh - 9 tháng tuổi đạt tương đương kết quảđã cơng bố của Đinh Văn Bình (2006).

Một số nghiên cứu khác trong nước cũng cho thấy, dê đực Boer lai với dê cái khác (Cỏ, Bách Thảo-Cỏ, Jumnapari) đều cho con lai ở 9 tháng tuổi cĩ khối lượng cơ thể vượt so với dê mẹ >20% với ưu thế lai >4% (Dỗn Thị Gắng và ctv, 2004; Đinh Văn Bình và ctv, 2006).

Trịnh Xuân Thanh và ctv (2008) cho biết, khối lượng cơ thể của dê lai F1 giữa dê đực Boer và cái Bách Thảo chỉ đạt 23,4 – 28,8 kg/con (dê đực) và 22,5 – 24,6 kg/con (dê cái).

Cameron et al (2001) khảo sát cơng thức lai dê Boer x dê Spanish, dê Boer x dê Angora và so sánh với dê Spanish giai đoạn từ 8-16 tuần tuổi. Kết quả cho thấy ở 16 tuần tuổi, cặp lai Boer x Angora cho dê lai đạt khối lượng 25,2 kg lớn hơn rõ rệt so với dê lai của cặp Boer x Spanish đạt 24,4 kg và dê Spanish chỉđạt 19,5 kg với tốc độ sinh trưởng tương ứng cả giai đoạn là 161, 154 và 117 g/ngày.

Blackburn (1995) so sánh dê Boer và dê Spanish nuơi tại Mỹ đánh giá trong điều kiện đồng cỏ tốt dê Boer 1 năm tuổi đạt khối lượng cơ thể vượt trội so với dê Spanish.

Bảng 27. Kích thước một số chiều đo của dê lai F1 giữa đực Boer x cái Bách Thảo Dê đực (n=15-16) Dê cái (n=33-54) Chỉ tiêu/giai đoạn tuổi ĐV M SD M SD Cao vây: cm - 3 tháng 45,50 1,54 44,44 1,25 - 6 tháng 56,00 1,92 53,49 1,52 - 9 tháng 64,41 1,15 63,67 1,81 - 12 tháng 71,20 1,08 68,09 1,33 Vịng ngực: cm - 3 tháng 49,97 2,26 46,72 1,96 - 6 tháng 60,78 1,84 56,14 2,22 - 9 tháng 67,78 2,31 67,00 2,07 - 12 tháng 73,07 1,21 70,55 1,68

Dài thân chéo: cm

- 3 tháng 48,31 2,27 45,74 1,59

- 6 tháng 58,16 1,59 54,22 2,51

- 9 tháng 68,26 2,31 66,19 2,67

- 12 tháng 76,00 1,51 71,24 1,52

So sánh với kết quả đã cơng bố của Đinh Văn Bình (2006) về kích thước các chiều đo cao vây – vịng ngực – dài thân chéo của dê lai F1 Boer x Bách Thảo nhận thấy: Ở 9 tháng tuổi thì kích thước các chiều đo của dê đực là 64,41 - 67,78 - 68,26 cm đạt thấp hơn, nhưng kích thước các chiều đo của dê cái là 63,67 - 67,00 - 66,19 cm lại tương đương. Đến 12 tháng tuổi thì kích thước các chiều đo này là hầu như khơng cĩ sự khác biệt (bảng 27).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất của giống dê chuyên thịt cao sản boer nhập nội và con lai cấp tiến của chúng với một số giống dê địa phương (Trang 32)