Thuật toán Miller-Rabin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phát triển hệ mật mã khóa công khai ứng dụng trong bảo mật dữ liệu và xác thực các giao dịch điện tử (Trang 40)

Thuật toán Miller Rabin là phiên bản sửa đổi của thuật toán Fermat sử dụng ý tƣởng đơn giản trình bày dƣới đây để tạo ra kiểm tra thiên về hợp số rất mạnh. Nó thay thế thuật toán Solovay-Strassen nhƣ là một chọn lựa đầu tiên để kiểm tra xác suất vì hiệu quả cao hơn và xác suất chính xác cũng cao hơn.

Giống nhƣ giả nguyên tố, thuật toán kiểm tra an-1 = 1 mod n và phân loại là số giả nguyên tố nếu đƣợc. Cũng nhƣ vậy, tuy nhiên, nó cũng kiểm tra bất thặng dƣ bậc hai (nontrivial square root) của 1 mod n bằng cách tính an-1 theo một cách riêng. Đầu tiên, nó biểu diễn n-1 = u.2t, u là số lẻ. Sau đó viết an-1 = au.2t = (au)2t đƣợc tính bằng cách bình phƣơng liên tiến au tổng cộng t lần. Thuật toán đầu tiên tính au sử dụng bình phƣơng liên tiếp (ordinary binary exponentiation), sau đó bình phƣơng nó t lần, giữ lại giá trị hiện tại(cur) và giá trị cuối cùng (last) ở mỗi bƣớc. Nếu cur = 1, thì last là thặng dƣ bậc hai (square root) của 1 mod n. Nếu last khác 1, hoặc -1, thì nó là bất thặng dƣ bậc hai (nontrivial square root) của 1 mod n, và do đó n là hợp số. Nếu mr-witness(a, n) trả về đúng (true), thì a là cơ sở cho n là hợp số.

Kiểm tra Miller-Rabin chỉ đơn giản chạy thuật toán mr-witness với k lần ngẫu nhiên chọn gia trị a. Nếu bất kỳ giá trị nào chứng tỏ n là hợp số thì n là hợp số, ngƣợc lại n là số nguyên tố với xác suất nào đó:

Thuật toán thể hiện mạnh hơn kiểm tra Fermat, bởi vì nó sử dụng định lý ở trên để tăng cƣờng kiểm tra hợp số. Định lý tiếp theo trình bày bằng chứng là những thay đổi tạo ra dấu hiệu cho thấy kiểm tra xác suất số nguyên tố tốt hơn.

Định lý 2.3.6: nếu n là hợp số lẻ, thì số bằng chứng chứng tỏ n là hợp số ít nhất bằng 3/4 (n-1) [CM. 24].

Theo định lý này nều n là hợp số thì ít nhất 75% khẳ năng chứng tỏ là hợp số với bất kỳ giá trị ngẫu nhiên của cơ sở. Kiểm tra Miller – Rabin sẽ chỉ có lỗi nếu nó chọn k cở sở kiểm tra từ tập hợp bằng chứng sai. Xác suất sai đƣợc phát biểu bởi hệ quả của định lý dƣới đây:

Hệ quả 2.3.3: Nếu thuật toán Miller – Rabin với tham số n và k phân loại n là nguyên tố, thì xác suất sai nhiều nhất là (1/4)k.

Cũng nhƣ thuật toán Solovay–Strassen, xác suất sai độc lập với n. Ví dụ, nếu chọn

k = 25, thì Miller – Rabin rất có khả nẳng tìm ra một bằng chứng cho n là hợp số, dù chỉ là một. Nếu nó không tìm đƣợc bằng chứng, thì xác suất n là nguyên tố với xác suất sai là

(1/4)25 = 10-15.

Thuât toán mr-witness thực hiện với độ phức tạp thời gian O(log n), về bản chất nó tính an-1 mod n bằng phƣơng pháp bình phƣơng liên tiếp. Nghĩa là độ phức tạp của nó tƣơng đƣơng với thuật toán giả nguyên tố của kiểm tra Fermat, nhƣng kiêm tra thiên về hợp số mạnh hơn. Thuật toán Miller–Rabin thực hiện mr-witness k lần, nên độ phƣc tạp thời gian là O(k . logn). Kiểm tra Miller–Rabin cho khả năng phân loại sai là (1/4)kvới độ phức tạp O(k. log n).

Vì đây là thuật toán xác suất tìm số nguyên tố tốt nhất hiện này, nên trong luận văn này xin trình bày một số ví dụ mình hoạ

Ví dụ 1: Lấy n = 91 = 7.13, n-1=90=21.45, nên s=1. Chú ý 91 là hợp số

(a). Chọn ngẫu nhiên cơ sở a=10. Bắt đầu với b=1045 mod 91 = 90. Do đó thuật toán kết luận là số nguyên tố. Tuy nhiên , chúng ta biết rằng 91 không phải là số nguyên tố, vậy 10 là một cơ sở cho kết luận sai.

(b). Chọn ngẫu nhiên cơ sở a=29. Bắt đầu với b=2945 mod 91 = 1. Do đó thuật toán lại trả về kết quả đúng (true), và 29 cũng là một cơ sở cho kết luận sai.

(c). Cuối cùng, chọn a=2 bắt đầu với b=245 mod 91 = 57. Ở đây thuật toán không thể vào vòng lặp ( bởi vì s-1=0), thuật toán đến dòng 14, và từ đây cho kết quả sai (false).

Vậy 91 đƣợc xác định là hợp số.

Ví dụ 2: Lấy n=101, n-1=100=22.25, nên s=2. Chú ý 101 là số nguyên tố (a). Giả sử a=17, có b=100, và thuật toán kết luận là số nguyên tố. (b). Giả sử a=19, có b=1, và thuật toán kết luận là số nguyên tố.

(c). Giả sử a=29. Có b=91, nên vào vòng lặp. Tính b=912 mod 101, kết quả là 100, thuật toán kết luận là số nguyên tố.

(d). Giả sử a=3. Có b=10, nên vào vòng lặp. Tính b=102 mod 101, kết quả là 100, thuật toán kết luận là số nguyên tố.

Ở đây, 4 lần kiểm tra đều cho kết quả là số nguyên tố (với xác suất nào đó). Xác suất sai cho cho kết quả là <= 1/44 = 1/256.

Vậy theo thuật toán thì 101 là số nguyên tố với xác suất là 1-1/256 = 0.9961.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phát triển hệ mật mã khóa công khai ứng dụng trong bảo mật dữ liệu và xác thực các giao dịch điện tử (Trang 40)